Quốc tế

EU công nhận và hoàn toàn tin tưởng vào phán quyết của PCA

(DNVN)-Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk hôm 13/7 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) công nhận và hoàn toàn tin tưởng vào phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực Quốc tế (PCA) về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines.

Sau hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu và Trung Quốc diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk hôm 13/7 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) công nhậnhoàn toàn tin tưởng vào phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực Quốc tế (PCA) về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines đưa ra chiều qua.

Tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế (Ảnh: BBC)

Trước đó, Tòa án Trọng tài thường trực Quốc tế (PCA) có trụ sở tại La Hay, Hà Lan đã ra phán quyết rằng, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền và những hành động lấn chiếm phi pháp trên Biển Đông. 

Phán quyết cũng cho hay, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines khi can thiệp vào hoạt động đánh bắt cá và thăm dò dầu khí, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo, và phá hoại môi trường biển.

"EU sẽ tiếp tục lên tiếng ủng hộ việc duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc nói đến các công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển", ông Tusk phát biểu. 

"Chúng tôi công nhận phán quyết do tòa đưa ra hôm qua. Tôi hi vọng, phán quyết của tòa được sử dụng để tạo ra động lực tích cực trong việc tìm ra một giải pháp để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông", Chủ tịch EC nói thêm. 

Hôm 12/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon lên tiếng kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình và hòa giải thông qua đối thoại, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng trong khi đối thoại đang tiếp diễn thì các bên cần phải tránh không thực hiện các hành động gia tăng căng thẳng. 

 

Thông cáo báo chí của PCA đưa ra hôm qua còn nêu rõ, Tòa kết luận các thực thể nổi (khi thủy triều lên) ở quần đảo Trường Sa là những "bãi đá," do đó nó không thể có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ).

PCA cũng kết luận, Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ ngăn chặn các va chạm ở biển và các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải.

Nên đọc
NM (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo