Quốc tế

EU lên tiếng biện pháp trừng phạt chống Nga gây hại cho Trump

Trong quá khứ, Liên minh châu Âu đã ủng hộ biện pháp trừng phạt chống Nga bất chấp thực tế rằng các nước thành viên Liên minh châu Âu chịu nhiều những thiệt hại kinh tế hơn so với Mỹ.

Các nước thành viên EU đang thấy quan ngại trước việc nối lại "chiến tranh lạnh" với Nga, như gần đây Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Klod Yunker tuyên bố. Tại sao EU đã thay đổi quan điểm như vậy?.

EU lên tiếng về biện pháp trừng phạt chống Nga

Trả lời phỏng vấn  Sputnik, ông Gianluca Savoini, Chủ tịch Hiệp hội văn hóa Lombardy-Nga bày tỏ quan điểm cho rằng, nếu EU đồng ý với lệnh trừng phạt mới chống Nga, các biện pháp đó có thể gây tổn hại đáng kể cho tất cả các nước châu Âu, vì ảnh hưởng đến ngành công nghiệp năng lượng. 

Châu Âu sẽ phải mua năng lượng với giá đắt hơn ba lần, bởi vì khí hóa lỏng do người Mỹ thao túng. Đây sẽ là một đòn nghiêm trọng cho toàn bộ Liên minh châu Âu và đặc biệt là nước Ý. Trong những năm gần đây, Ý mất 5,6 tỷ euro do các biện pháp trừng phạt. Hậu quả của lệnh trừng phạt mới sẽ là thảm họa cho nền kinh tế ở Ý và châu Âu.

"Còn quá sớm để coi tuyên bố của ông Juncker là dấu hiệu cho thấy châu Âu sẽ thay đổi chính sách của mình. Tôi cho rằng Juncker bày tỏ lợi ích của giới chóp bu các nước EU, trước đây luôn ủng hộ chính sách của ông Obama. Tình hình dưới thời Obama thậm chí còn tồi tệ hơn những gì chúng ta thấy ngày hôm nay, bởi vì biện pháp trừng phạt và căng thẳng với Nga đã xuất hiện dưới chính quyền Obama," chuyên gia cho biết.

"Dường như ngày nay EU đã thay đổi quan điểm của mình chỉ cốt gây hại cho Trump. Họ dường như muốn nói: "Lạy Chúa, Trump đang làm những điều khủng khiếp, ngay cả khi chúng ta biết rằng ông ta không muốn như vậy, mà do bị xung quanh xúi giục." 

Châu Âu muốn ly khai khỏi Mỹ và cho rằng chính phủ Mỹ không nên can thiệp vào chính sách châu Âu và không nên đi ngược lại lợi ích của châu Âu. Nhưng Mỹ sẽ luôn luôn làm như vậy, Juncker và các nhà lãnh đạo châu Âu khác đang chống lại chỉ vì tổng thống Mỹ bây giờ là Donald Trump. 

 

Tôi chắc chắn rằng nếu Hillary Clinton thắng cử, bà ấy sẽ làm điều tương tự, và không ai nói một lời nào. EU là thuộc địa của Mỹ, và không có ai ở châu Âu sẽ đi ngược lại lợi ích của Mỹ. EU chống Trump, nhưng không chống lại Mỹ," ông Gianluca Savoini cho biết.

Chuyên gia không tin rằng chính phủ EU, thường hành động chống lại lợi ích các công dân của mình và không bao giờ tham gia vào việc giải quyết các vấn đề thực sự của họ, trên thực tế lại có thể tiến hành các biện pháp trả đũa chống Hoa Kỳ. Nếu họ làm điều đó, lý do duy nhất là mong muốn gây tổn hại cho chính sách của Trump.

"Trong vấn đề này, chính phủ Ý của chúng tôi không có ý kiến ​​gì, chỉ lặp lại lời các cường quốc châu Âu: đó là Pháp, Đức và Vương quốc Anh. Với chính phủ quyền như vậy, Ý không thể có chính sách đối ngoại của chính mình và đấu tranh cho lợi ích quốc gia", ông Gianluca Savoini nói trong kết luận.

Nên đọc
Theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo