EVN bị nhắc nhở vì danh hiệu "quán quân vay nợ"
Việc tăng giá bán than của TKV cho sản xuất điện là một trong các nguyên nhân khiến tổng chi chi sản xuất kinh doanh tăng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng thêm 7.230 tỷ đồng so với kế hoạch, theo tin tức trên báo Tuổi trẻ.
Thông tin được ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc EVN, đưa ra tại buổi làm việc của Tổ công tác của Chính phủ kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho EVN diễn ra chiều ngày 21/6.
Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất đến năm 2015, EVN giữ “quán quân” về nợ vay so với các tập đoàn, tổng công ty khác, đặc biệt khi phần lớn nợ của EVN là do Chính phủ bảo lãnh.
Cụ thể, trong năm 2015, tập đoàn này vay nợ thêm 2 tỷ USD, nâng tổng mức bảo lãnh nợ vay của Chính phủ lên con số 9,7 tỉ USD.
Nhắc đến con số này, ông Lục truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu EVN phải giảm chi phí gián tiếp, trực tiếp để tăng hiệu quả đầu tư, giảm chi phí.
Giải trình trước các thành viên tổ công tác, ông Đặng Hoàng An - Tổng giám đốc EVN thông tin, việc tăng giá bán than trong nước cho sản xuất điện và cập nhật thông số đầu vào (giá than nhập khẩu, giá dầu, khí, tỷ giá…) so với kế hoạch đầu năm đã khiến tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm 7.230 tỷ đồng. Nhờ tiết kiệm một số chi phí, EVN đã giảm được 2.990 tỷ, song tổng cộng, con số vẫn "đội' lên hơn 4.200 tỷ đồng trong năm nay, báo Vnexpress đưa tin.
"Ngành điện chưa theo cơ chế thị trường nhưng lại phụ thuộc vào nhiều mặt hàng khác. Khoản chi phí 'đội' lên 7.230 tỷ đồng là có thực, phải cân đối lại đầu ra như thế nào cho hợp lý”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói, đồng thời "phê bình" tập đoàn này vừa qua đã chưa làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu nguyên nhân giá điện tại sao lại như vậy. Nêu quan điểm cá nhân, ông Hải nói "giá có thể cao, tăng nhưng phải có giải thích rõ ràng, minh bạch.
Còn theo Thứ trưởng Tài chính - Đỗ Hoàng Anh Tuấn, theo cơ chế giá hiện nay, điện đang lỗ, phải bù chéo ở nhiều nơi bởi giá bán rất rẻ so với khu vực.
Ông đơn cử, với giá điện bình quân 7,3 cent một kWh, rất khó để nhà đầu tư rót vốn, nhất là vào các công trình cung cấp năng lượng sạch. Vị này dẫn chứng giá thế giới với điện gió là 9,35 cent một kWh, nên với bình quân nêu trên, ngành điện sẽ phải bù khoảng 2 cent. Đó là chưa kể việc phải bù lỗ cho những năm trước. "Phải có cơ chế chính sách phù hợp để ngay trong năm 2017 này xử lý được hậu quả tài chính 10 năm trước", ông Tuấn nói.
Chốt lại, ông Nguyễn Cao Lục cũng cho rằng "đâu đó vẫn còn tiếng kêu với ngành điện, dù đã giảm". Tuy vậy, EVN vẫn phải giữ vai trò then chốt, đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội. Vì thế, đại diện Chính phủ đề nghị tập đoàn tăng cường hiệu quả vốn vay, giảm chi phí sản xuất để tăng hiệu quả đầu tư... góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP chung của cả nước trong năm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại sáng 8/11 sau khi Fed hạ lãi suất
Giá nông sản ngày 8/11/2024: Hồ tiêu tăng trở lại, cà phê giảm nhẹ
Đưa hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng ở Đông Bắc Thái Lan
Giá ngoại tệ ngày 8/11/2024: USD giảm sau khi Fed điều chỉnh lãi suất
Giá heo hơi ngày 8/11/2024: Ổn định trên diện rộng
Rạng Đông Holding RDP lại bị 'bêu tên' vì chậm công bố thông tin