Thị trường

EVN lại báo lãi khủng....

Ngày 27/12, ông Đinh Quang Tri – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, doanh thu năm 2013 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước tính đạt 172 nghìn tỷ.

Tuy nhiên, do phải xử lý một phần lỗ lũy kế và lỗ tỷ giá từ các năm trước nên kết quả kinh doanh năm 2013 có lãi chỉ ở mức 120 tỷ đồng.

 Nói về tình hình tài chính hiện nay của EVN, ông Tri cho biết, năm 2013 EVN cân bằng được tài chính, công ty mẹ và các công ty con đã đáp ứng được yêu cầu về vay vốn để đầu tư các dự án mới.
 
Tuy nhiên, riêng 3 Tổng công ty phát điện 1, 2, 3 vẫn không thể vay vốn do nợ/vốn chủ sở hữu ở mức 5 – 6 lần (quy định để được vay vốn là nợ/vốn chủ sở hữu là dưới 3 lần, nếu quá mức này phải do Thủ tướng ký). Do đó EVN phải đứng ra vay vốn rồi cho các tổng công ty này vay lại.
 
Đầu tư hàng trăm nghìn tỷ, EVN báo lãi trăm tỷ
 
"Tình hình tài chính đối với sản xuất cân bằng được nhưng đối với đầu tư sẽ còn rất khó khăn do nhu cầu tăng trưởng điện cao và đầu tư EVN quá lớn và mỗi năm,  năm nay dự kiến đầu tư 123.000 tỷ, năm 2012 gần 100.000 tỷ", ông Tri nói.
 
Năm 2012, ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, lãi của EVN là 6.000 tỷ.
 
Trong đó, tập đoàn lãi 100 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia lãi khoảng 100 tỷ đồng. Nếu so với doanh thu của tập đoàn là khoảng 143.000 tỷ đồng thì tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt khoảng 3-4%. 
 
Trong khi nếu so với tổng giá trị tài sản mà EVN đang vận hành lên tới 18 tỷ USD, tương đương 360.000 tỷ đồng thì lãi chỉ đạt khoảng 1,67%. "Số lãi này không thể gọi là khủng... thấp hơn nhiều so với lãi gửi tiết kiệm", ông Vượng cho biết.
 
Cuối năm 2012, Thủ tướng ký quyết định 854 phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu thực hiện phân bổ các khoản lỗ do sản xuất kinh doanh điện chưa tính hết vào giá điện từ trước năm 2011 cho các năm 2012 và 2013; phân bổ các khoản chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn từ 2012 đến 2015.
 
Từng bước nâng dần giá bán điện, đến 2013 giá bán điện bình quân theo giá thị trường và đảm bảo trong các năm 2012 - 2015, tập đoàn kinh doanh có lãi.
 
Năm 2011, EVN bị lỗ 5.297 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ có thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện như tiền bán công suất phản kháng, lãi tiền gửi, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần phát điện, thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện, EVN bị lỗ 3.181 tỷ đồng.
 
Trước đó Kiểm toán Nhà nước chỉ ra các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ EVN tính đến ngày 31/12/2010 lên tới gần 50.000 tỷ đồng, trong đó chiếm gần 90% là vào những công ty con. 
 
Còn lại là vào các công ty liên doanh, liên kết và một số khoản đầu tư dài hạn khác. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thu về khoảng 540 tỷ đồng, đạt tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư chỉ hơn 1%.
 
TS Đinh Tuấn Minh, thành viên nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô, Ủy ban kinh tế Quốc hội cho biết, EVN nói riêng và các doanh nghiệp nhà nước nói chung có kết quả kinh doanh kém, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư chỉ dao động từ 1-2% vì ngoài mảng kinh doanh chính là điện và xăng dầu còn kinh doanh ngoài ngành thua lỗ, bản thân doanh nghiệp này đang vận hành bằng bộ máy cồng kềnh, chi phí tốn kém. 
 
"Nếu so sánh doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân cạnh trạnh cùng ngành ví dụ như doanh nghiệp cao su, cà phê, xây dựng… sẽ thấy doanh nghiệp nhà nước có kết quả kinh doanh kém hơn hẳn.
Báo Đất Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo