Quốc tế

F-22 có đáng để Mỹ tái sản xuất?

(DNVN)-Nhiều chuyên gia quân sự đang đặt ra câu hỏi liệu F-22 có đáng để Mỹ tiếp tục sản xuất trong thời gian tới, bởi chi phí vận hành và bảo dưỡng có thể là gánh nặng quá lớn đối với Không quân Mỹ.

Mỹ có kế hoạch tái sản xuất máy bay chiến đấu F-22 vào năm tới sau 5 năm tạm ngừng. Năm 2009, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó, ông Roberg Gates, việc sản xuất F-22 đã bị chấm dứt sau khi mới chỉ chế tạo được 187 chiếc, chưa bằng 2/3 so với yêu cầu ban đầu đặt ra là 749 chiếc.

Một số tạp chí quốc phòng của Mỹ đã và đang thảo luận về việc liệu F-22 có đáng để Mỹ tái sản xuất hay không. 

Mỹ có kế hoạch tái sản xuất chiến đấu cơ F-22 (Ảnh Sputnik)

Một số tạp chí cho rằng, Không quân Mỹ nên sản xuất thêm F-22 bởi chiến đấu cơ này sở hữu công nghệ vượt trội so với các chiến đấu cơ khác, cụ thể là F-35A. Trong khi đó, các tạp chí khác cho rằng, giá niêm yết đối với F-22 có thể là quá đắt đỏ so với năng lực của Không quân Mỹ.

"Vấn đề lớn hơn có thể là yếu tố kinh tế. Chi phí vận hành F-22 rất đắt đỏ, và Không quân Mỹ biết điều này", James Hasik, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm về An ninh Quốc tế Brent Scowcroft viết cho Hội đồng Đại Tây Dương. 

Theo nhà nghiên cứu này, giá trung bình trong một giờ bay F-22 là 68.362 USD, tức là cao gấp 3 chi phí đối với F-16.  

Điều đáng quan tâm là chi phí vận hành của F-22 thậm chí còn đắt đỏ hơn đối với mẫu F-35 mới - loại chiến đấu cơ chỉ tốn khoảng 42.000 USD/giờ. 

Lãnh đạo không quân Mỹ nhiều lần khẳng định rằng, chi phí sản xuất thêm F-22 quá đắt đỏ so với việc tiếp tục nghiên cứu một thế hệ máy bay mới. Cơ quan nghiên cứu RAND của Mỹ ước tính việc khởi động lại quá trình sản xuất 75 chiếc F-22 sẽ có chi phí 17 tỉ USD.

 

Trong bối cảnh có nhiều ý kiến xung quanh kế hoạch khởi động lại dây chuyền lắp ráp máy bay thế hệ 5 F-22, Mỹ đã triển khai 2 máy chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor và 1 máy bay tiếp liệu tới một căn cứ không quân ở Romania nhằm tăng cường sự hậu thuẫn quân sự cho các đồng minh Đông Âu của NATO, những nước cho rằng họ đang phải đối mặt với nguy cơ xâm lược từ Nga.

F-22 được thiết kế như một máy bay chiến đấu siêu âm, nhưng cũng có thể được sử dụng để tấn công trên bộ và tác chiến điện tử. Lockheed Martin là nhà thầu chính của dự án F-22. 

Tiêm kích F-22 Raptor có chiều dài 18,9 m, sải cánh 13,56 m, cao 5,8 m, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn. 2 động cơ phản lực kiểm soát vector lực đẩy hai chiều F119-PW-100, tốc độ tối đa 1.960 km/h, tầm bay 2.960 km với 2 thùng nhiên liệu phụ. 

Nên đọc
NM (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo