Gần 1000 ô tô nhập khẩu Thái Lan thuế 0% đã cập cảng Hải Phòng
Vào tối mồng 2/6 vừa qua, đã có hàng nghìn ô tô nhập khẩu hưởng thuế 0% đã cập bến tại cảng Hải Phòng với những mẫu xe thuộc các thương hiệu như: Honda, Chevrolet, Ford và Nissan,… Theo đó, trong số gần 1.000 chiếc ô tô nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam lần này có khoảng 300 chiếc xe Honda, còn lại thuộc các hãng xe khác nhau.
Đối với xe Nissan Navara hy vọng rằng sẽ giúp vực lại được doanh số của liên doanh này tại Việt Nam sau nhiều tháng những mẫu xe như Sunny và X-Trail kinh doanh không mấy khả quan. Theo chia sẻ của một tư vấn bán hàng đại lý Nissan tại Hà Nội, Navara vẫn là xe bán được nhiều nhất vào năm 2017.
Trước đó, lô đầu tiên của Honda Việt Nam chỉ nhập khẩu được 750 chiếc Honda CR-V, bán ra đầu năm 2018 . Lúc này, để mua được xe nhiều khách hàng đã phải chi thêm tới cả trăm triệu đồng mua phụ kiện. Khi lô CR-V thứ 2 về nước trong năm 2018, tuy số lượng nhiều hơn trước song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, mẫu xe này tiếp tục đội giá lên tại các đại lý từ 30 - 50 triệu đồng. Tuy nhiên, việc phải mua xe giá đắt này chỉ ảnh hưởng tới những khách hàng có tâm lý muốn sở hữu ngay. Đối với những khách hàng kiên quyết không mua phụ kiện, thời gian được nhận xe lâu hơn sẽ được mua đúng với giá bán đề xuất.
Những chiếc xe cập cảng phải trải qua giai đoạn kiểm định nghiêm ngặt, đủ tiêu chuẩn mới được thông quan, sau đó mới về đến đại lý. Ví như trường hợp của Ranger trước đây, mẫu bán tải Mỹ không đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 nên phải tái xuất trở về lại Thái Lan. Theo lịch hẹn từ phía đại lý, Ford Ranger phải đến tháng 8 mới có xe bán.
Trao đổi với phóng viên, anh Nam đại diện cho đại lý Ford Thanh Xuân - Hà Nội cho biết: Hiện tại một số nhà nhập khẩu xe ô tô vẫn đang tiến hành nhập khẩu xe về nước vào cuối tháng 6 tới đây. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc liệu giá bán những mẫu xe này tại đại lý có bị đội giá lên do nguồn cung ban đầu còn ít hay không thì anh Nam không dám chắc điều này có thể xảy ra, đặc biệt đối với những mẫu xe bán chạy trước đây mà nay mới có thể về nước được với số lượng không nhiều.
Các chuyên gia lo ngại, dù thuế nhập khẩu về 0% nhưng hãng sau đó còn phải cộng thêm các chi phí ở khâu phân phối bao gồm: chi phí vận chuyển nội địa, kho bãi, thêm trang bị cho xe, chi phí tài chính, duy trì hệ thống bộ máy đơn vị nhập khẩu, marketing, bảo hành, dự phòng rủi ro, thuế thu nhập doanh nghiệp cùng lợi nhuận hãng… Tất cả các khoản đó khiến ô tô bán ở Việt Nam luôn có giá cao ngất ngưởng so với các thị trường khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển