Gần 61.300 doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm
Ngày 26/6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị giao ban tháng 6 và 6 tháng đầu năm về tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xuất nhập khẩu và đầu tư.
Số liệu thống kê về xuất nhập khẩu cũng như vấn đề phát triển doanh nghiệp cho thấy đều có sự tăng trưởng. Dù con số tăng trưởng tuy không đủ lớn để tạo sự phấn khích nhưng cũng làm cho bức tranh chung của nên kinh tế mang màu sắc tươi sáng hơn.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 97,78 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) ước đạt 69,26 tỷ USD, tăng 20,6% và chiếm 70,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI (kể cả dầu tho đạt 70,82 tỷ USD, tăng 21%; xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước đạt 26,96 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm của cả nước đạt 100,47 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đặt 60,6 tỷ USD, tăng 28,3% và chiếm 60,3% tổng kim ngạch nhập khẩu, nhập khẩu của khu vực 100% vốn trong nước đạt 38,88 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về vấn đề phát triển doanh nghiệp, theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 61.276 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 596.196 tỷ đồng, tăng 12,4% về số lượng doanh nghiệp và tăng 39,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2016; Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 15.379 tăng 3,2%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể 5.443 doanh nghiệp, giảm 1,2%.
Trong khi đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 14.377 doanh nghiệp, tăng 17,8%; Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 23.530 doanh nghiệp, tăng 24,4% so với cùng kỳ.
Như vậy bình quân số doanh nghiệp rời bỏ thị trường gần bằng 50% so với số doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường. Nếu con số này không được cải thiện thì mục tiêu đến năm 2020 cả nước có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 35/NĐ-CP khó có thể đạt được.
Tại Hội nghị, đi sâu vào thảo luận, đại biểu các Bộ, ngành và một số địa phương đã đưa ra những số liệu phân tích chi tiết nhằm làm rõ hơn các chỉ tiêu, từ đó xác định được nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Ví dụ chỉ tiêu thu ngân sách đến 15/6/2017 ước đạt 40,3% dự toán nhưng trong đó thu ngân sách Trung ương mới chỉ đạt 37%, thu ngân sách địa phương đạt tới 49%.
Cũng tại Hội nghị, đại diện Quảng Ninh nêu vấn đề thủ tục hành chính, giải quyết các kiến nghị của địa phương còn chậm, có văn bản tỉnh đã gửi từ rất lâu nhưng chưa biết bao giờ mới có trả lời. Đại diện Quảng Ninh cũng đề nghị phải có biện pháp để chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp sao cho hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines
Thị trường cho thuê văn phòng cạnh tranh gay gắt
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh