Gần một nửa phân bón, thuốc trừ sâu nhập khẩu là từ Trung Quốc
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 5/2016 đạt 242 nghìn tấn với giá trị 68 triệu USD, đưa khối lượng phân bón nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2016 đạt 1,48 triệu tấn với giá trị đạt 425 triệu USD, giảm 9,8% về khối lượng và giảm 18,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 184 nghìn tấn với giá trị đạt 45 triệu USD, tăng gấp hơn 2,5 lần về khối lượng và tăng hơn 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015; phân SA ước đạt 389 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 48 triệu USD, giảm 10,2% về khối lượng và giảm 19,9% về giá trị so với năm 2015.
Nguồn nhập khẩu phân bón chủ yếu vẫn đến từ Trung Quốc với 44,7% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc đã tăng 0,1% về khối lượng nhưng lại giảm 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Indonesia (tăng hơn 578 lần về khối lượng và tăng 138 lần về giá trị), tiếp theo là thị trường Malaixia (tăng hơn 18 lần về khối lượng và tăng hơn 8 lần về giá trị) tiếp theo là Israen (tăng 55,8% về khối lượng và tăng 39% về giá trị). Thị trường có giá trị giảm mạnh nhất là Nga và Belarut, cả 2 thị trường trên đều có mức giảm trên 30% về khối lượng và trên 40% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Về mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu, ước giá trị nhập khẩu trong tháng 5/2016 đạt 54 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm đạt 283 triệu USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu chủ yếu là từ Trung Quốc (mặc dù so với năm 2015 giảm tới 21,2%) chiếm tới 49,3% tổng giá trị của mặt hàng này. Các thị trường có giá trị nhập khẩu năm 2016 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Pháp (tăng 53,6%), Singapore (tăng 53,2%), và Đức (tăng 13,9%). Thị trường có sự sụt giảm mạnh nhất là Hàn Quốc so với cùng kỳ năm 2015, giá trị nhập khẩu của thị trường này giảm tới 57,7%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước