Gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc 'rớt hạng'
Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia đạt 137,45 nghìn tấn và 54,59 triệu USD, tăng 119,5 lần về khối lượng và 103,1 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Trong khi đó, Trung Quốc - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2015 với 30,65% thị phần đã bất ngờ tụt xuống vị trí thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1/2016 với 12,51% thị phần. Trong tháng, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm 3,16% về khối lượng và giảm 7,56% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trường Philippin tăng hơn 16 lần về khối lượng và giá trị, đứng thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 12,38% thị phần; thị trường Malaisia tăng 48,26% về khối lượng và tăng 40,65% về giá trị; thị trường Đài Loan tăng gấp gần 2 lần về khối lượng và tăng 78,15% về giá trị; thị trường Gana tăng 9,44% về khối lượng nhưng giảm 4,93% về giá trị.
Ở chiều ngược lại, các thị trường có sự giảm lớn là Bờ Biển Ngà (giảm 27,92% về khối lượng và giảm 11,38% về giá trị), Hồng Kông (giảm 16,42% về khối lượng và giảm 25,23% về giá trị) và Hoa Kỳ (giảm 7,84% về khối lượng và giảm 23,01% về giá trị).
Theo thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2/2016 của Việt Nam ước đạt 523 nghìn tấn với giá trị đạt 228 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1,01 triệu tấn và 445 triệu USD, tăng gấp gần 2,1 lần về khối lượng và tăng gấp 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại sáng 8/11 sau khi Fed hạ lãi suất
Giá nông sản ngày 8/11/2024: Hồ tiêu tăng trở lại, cà phê giảm nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 8/11/2024: USD giảm sau khi Fed điều chỉnh lãi suất
Đưa hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng ở Đông Bắc Thái Lan
Giá heo hơi ngày 8/11/2024: Ổn định trên diện rộng
Rạng Đông Holding RDP lại bị 'bêu tên' vì chậm công bố thông tin