Giá cả bắt đầu rục rịch tăng
Dù sức mua thấp nhưng với áp lực của việc tăng giá xăng dầu, gas, lương... từ 1.7, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu bắt đầu rục rịch tăng...
(Dân Việt) Điều chỉnh tăng giá nhanh nhất là các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội. Từ rau xanh, củ quả đến thịt cá, tôm cua đã có xu hướng tăng nhẹ so với giá cả của cuối tháng 6 vừa qua.
Tại chợ Hà Đông, chợ Long Biên, chợ Mơ, giá dưa chuột tăng 2.000 đồng/kg lên 10.000 - 11.000 đồng/kg. Giá mướp đắng tăng 1.000 đồng/kg lên 9.000 đồng/kg. Giá rau xà lách búp tăng 5.000 đồng/kg lên 30.000 đồng/kg. Quả su su tăng 2.000 đồng/kg lên 10.000 đồng/kg. Các loại bí đỏ, bí đao, bắp cải trắng, cà chua đều có mức tăng 1.000 đồng/kg. Rẻ như rau muống, mùng tơi nhưng 2-3 ngày trở lại đây cũng nhích tăng 500-1.000 đồng/mớ.
Những người bán hàng cho biết, bên cạnh nguyên nhân do thời tiết nóng, mùa vụ, một phần lý do tăng là do thông tin tăng lương, tăng giá xăng dầu và nhiều mặt hàng thiết yếu khác đã khiến giá cả trên thị trường có tâm lý tăng lên. "Hai ngày nay, chúng tôi lấy hàng vào đều thấy giá rau củ nhích cao hơn trước, ít cũng 500 đồng/mớ rau nên bán ra cũng phải tăng tương ứng"- chị Hà bán rau củ ở chợ Ngọc Hà nói.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cũng cho biết, lần tăng giá xăng dầu trước các đơn vị kinh doanh còn cố giữ giá, nhưng tăng lần hai thì khó kìm được nữa, vì cộng hai lần tăng cũng đã làm giá xăng dầu bị "đội" lên gần 1.000 đồng/lít thì không doanh nghiệp vận tải hàng hóa nào chịu nổi. Hàng hóa của các siêu thị lại phần lớn được đưa từ các tỉnh, thậm chí từ trong Nam ra nên việc các siêu thị tăng giá tới đây là khó tránh.
Ông Phú cho biết, các nhà cung cấp cho các siêu thị lớn đã lẻ tẻ đề nghị tăng giá từ 5-10%, áp dụng trong 10-15 ngày tới. Các siêu thị đều lo ngại, giá tăng sẽ ứ đọng hàng không bán được, mà không tăng thì lỗ vốn.
"Hiện tại giá nhiều mặt hàng trong các siêu thị đã cao hơn các chợ, nếu tăng giá nữa siêu thị sẽ "chết" nên chúng tôi đang phải đàm phán để các nhà cung cấp hạn chế thấp nhất mức tăng giá" - đại diện siêu thị Intimex Hào Nam cho biết.
Thực tế, đa số mặt hàng như bánh kẹo, sữa, nước giải khát, thực phẩm tươi sống, rau xanh, trái cây, quần áo, trang phục lót… hiện giá bán ra tại siêu thị cao hơn giá bên ngoài khoảng từ 0,5-20%... Việc điều chỉnh giá cũng chậm hơn so với chợ do hàng siêu thị là ký gửi, sau 1 tháng mới phải thanh toán.
Mai Hương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Quyết liệt và toàn diện hơn trong tái thiết, phục hồi sau thiên tai
Căn hộ dịch vụ cho thuê thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/12/2024: Cà phê giảm 500 đồng/kg, hồ tiêu đi xuống 1.000 đồng/kg
Cột tin quảng cáo