Giá dầu rớt thê thảm nếu vỡ thỏa thuận cắt giảm sản lượng
Ngày 29/10, các đại diện cấp cao của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và 6 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn khác gồm Azerbaijan, Brazil, Kazakhstan, Mexico, Oman và Nga đã có cuộc họ bàn về dầu mỏ tại Vienna (Áo).
Biên bản cuộc họp lưu ý rằng mặc dù thỏa thuận nhằm cắt giảm sản lượng mà OPEC thống nhất hồi tháng trước đã có những tác động tích cực đến giá dầu song vẫn chưa thể đưa giá mặt hàng này lên mức giá 50 USD/thùng, mức chưa bằng một nửa giá của ba năm trước.
Cùng với đó, các quan chức tham gia cuộc họp cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng “cung vượt cầu dai dẳng” trên thị trường năng lượng và cho biết họ không kỳ vọng cuộc họp sẽ tạo ra một kết quả đột phá.
Kết thúc cuộc họp, các bên vẫn chưa đưa ra được các giải pháp liên quan tới việc hỗ trợ giá dầu, điều này đã gây nghi ngại về một tương lai không tốt của vàng đen. Đặc biệt, trước đó, Iraq các nước khác là Iran, Nigeria và Libya cũng đã xin rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC.
Theo đánh giá của chuyên gia, nếu thỏa thuận cắt giảm sản lượng bị vỡ có thể khiến giá dầu giảm thê thảm. Cụ thể, Giám đốc chiến lược Helima Croft của RBC Capital Markets cho rằng, trong trường hợp xấu nhất giá dầu có thể xuống mốc 40 USD/thùng.
Theo lịch trình, thỏa thuận này sẽ được đưa ra bàn bạc trong phiên họp sắp tới của nhóm vào cuối tháng 11. Theo vị chuyên gia này, từ nay cho tới ngày thỏa thuận được ký kết, sẽ còn rất nhiều cuộc họp sơ bộ giữa các bên và điều đó sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho giá dầu và thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 9/1/2024: Chạm đỉnh trong gần bốn tuần
Xuất khẩu Việt Nam 2025: 2 kịch bản ứng phó trước chính sách mới từ Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 9/1/2025: USD tăng mạnh do lợi suất trái phiếu Mỹ đi lên
Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt hơn 2 tỷ USD
Doanh nghiệp châu Âu tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam
Giá heo hơi ngày 9/1/2025: Nhích tăng tại miền Bắc