Giá dầu TG giảm mạnh, doanh nghiệp trong nước vẫn đòi tăng
Ngày 3/2, giá dầu hợp đồng kỳ hạn giảm sâu sau khi thị trường đón nhận thông tin sản xuất tại Mỹ tháng 1 tăng trưởng chậm lại, gây lo ngại về triển vọng của nền kinh tế đầu tàu.
Cụ thể, theo báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung thông tin, chỉ số sản xuất tại Mỹ trong tháng 1/2014 đã giảm xuống 51,3%, từ mức 56,5% trong tháng 12/2013.
Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2013 cho tới nay. Chốt phiên giao dịch ngày 3/2, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 trên sàn hàng hóa New York đã giảm tới 1,06 USD, xuống còn 96,43 USD mỗi thùng, thấp nhất kể từ phiên 27/1 tới nay.
Tình trạng giảm giá cũng diễn ra với các mặt hàng khác như xăng, khí đốt trên sàn New York. Cụ thể, giá khí đốt, giá xăng cũng giảm mạnh.
Trở lại sàn New York, phiên 31/1, giá khí đốt giảm 7 cent, tương ứng 1,4%, xuống 4,94 USD/ triệu BTU. Giá xăng tháng 2 đã giảm mạnh 3,5 cent, tương ứng với 1,3%, xuống 2,63 USD mỗi gallon.
Tính cả tháng 1, giá khí đốt tăng 18%, giá xăng giảm 5,7%, giá dầu sưởi tăng 6,6%.
Trong khi đó, chưa đầy 1 tháng trước tết nguyên đán, Bộ Tài chính đã 2 lần yêu cầu xăng dầu không được tăng giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng đồng thời giảm giá dầu diezel mặc dù theo tính toán, mỗi lít xăng, dầu hỏa, dầu madút bán ra doanh nghiệp đều đang chịu lỗ.
Ngày 27/1, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tiếp tục giữ nguyên giá bán lẻ với mặt hàng xăng đồng thời giảm giá dầu diezel.
Theo ông Tuấn, giá xăng dầu thế giới bình quân 30 ngày gần đây đã giảm từ 0,3- 1,91%. Cụ thể như giá bình quân 30 ngày là xăng 115,12 USD/thùng, dầu diezen 0,05S là 121,99 USD/thùng, dầu hỏa là 122,17 USD/thùng và dầu madut là 613,14 USD/tấn.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, sau khi cộng các khoản thuế, phí theo quy định, mỗi lít xăng bán ra doanh nghiệp bị lỗ 435 đồng/lít. Dầu hỏa lỗ 445 đồng/lít và dầu madút lỗ 199 đồng/kg. Duy nhất mặt hàng dầu hỏa có lãi 311 đồng/lít.
Tuy nhiên, để chia sẻ với người dân đồng thời giữ ổn định giá cả trong dịp Tết Nguyên đán, liên Bộ Tài chính – Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ nguyên giá bán lẻ mặt hàng xăng và tiêp tục chưa tính lợi nhuận định mức với một số mặt hàng.
Trước đó, vào cuối giờ chiều 31/12, Bộ Tài chính cũng ra thông báo yêu cầu giữ nguyên giá bán xăng dầu và cho sử dụng Quỹ Bình ổn, các doanh nghiệp tiếp tục không tính lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở đối với mặt hàng xăng, dầu diezel, dầu hỏa. Thuế suất thuế nhập khẩu, mức trích Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu được áp dụng như hiện hành.
Để bù lỗ cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp được sử dụng Quỹ bình ổn trở lại với mức 250 đồng một lít với xăng, dầu diezel 100 đồng và 240 đồng với mỗi lít dầu mazút. Riêng dầu hỏa được trích thêm 190 đồng, lên 890 đồng mỗi lít.
Bởi vì, những ngày trước Tết nguyên đán, cho rằng kinh doanh đang lỗ, các doanh nghiệp xăng dầu nước ta đã gửi yêu cầu tăng giá xăng dầu lên Liên Bộ Tài chính - Công Thương.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 6 lần giảm và 4 lần tăng giá. Gần đây nhất, mỗi lít xăng RON 92 được đưa lên mức 24.710 đồng, cao hơn 600 đồng so với trước đó.
Báo Đất việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
FID báo cáo sai khoản lỗ
Cột tin quảng cáo