Giá vàng tuần qua: Nắng hạn gặp mưa, giá vàng trồi sụt chóng mặt
Trong tuần qua, mức thấp nhất của giá vàng là 32,78- 32,9 triệu đồng/lượng khi mở cửa phiên hôm 11/8. Chỉ 2 ngày sau đó, ngày 13/8, vàng đã tiến đầy ngoạn mục, chinh phục thành công mức 35 triệu đồng/lượng.
Tác nhân cho bước tăng này là động thái phá giá tiền tệ 3 lần liên tiếp trong 3 ngày (11-13/8) của Trung Quốc và việc Ngân hàng Nhà nước nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD, đồng nghĩa với việc giảm giá tiền VND.
Đặc biệt, trong buổi sáng 13/8, bảng điện tử của các doanh nghiệp vàng nhảy số liên tiếp trên dưới 10 lần. Chỉ tính riêng từ đầu giờ sáng đến cuối giờ trưa, giá vàng đã tăng 1,12 triệu đồng mỗi lượng, chạm ngưỡng 35 triệu đồng và giảm nhiệt ngay sau đó. Đây là mức giá cao nhất kể từ giữa tháng 5/2015. Sang đến đầu giờ chiều, giá vàng phục hồi trở lại và duy trì trong biên rộng ở mức 34,20-34,80 triệu đồng mỗi lượng.
Sự chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra ở thời điểm đó tương đương 800.000 đồng, đồng nghĩa với việc khách muốn mua vàng phải cầm chắc giá tăng thêm một khoản tương đương mới mong hòa vốn. Nới rộng biên độ giá mua vào – bán ra là động thái thường thấy của các doanh nghiệp, nhằm hạn chế giao dịch khi thị trường biến động khó lường.
Giá tăng mạnh nhưng không khí mua bán không sôi động. Một đại diện cửa hàng vàng khẳng định nguyên nhân tăng giá không đến từ cung cầu, vì lực mua của khách không tăng đáng kể, người bán còn ít hơn.
Đã có lúc, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nới rộng lên mức 4,1 triệu đồng/lượng, thay cho mức 3,9 triệu đồng/lượng trước đó.
Có thể thấy, diễn biến giá vàng trong nước tuần này đi khá sát so với thế giới. Quý kim leo lên mốc cao nhất trong tuần tại $1125.60/oz trong phiên hôm thứ Năm.
Động thái hạ giá nội tệ của Trung Quốc đang làm tăng bất ổn và rủi ro cho kinh tế toàn cầu, tất nhiên, vàng sẽ được hưởng lợi.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế học và quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết việc Trung Quốc phá giá nội tệ không thể khiến FED xao nhãng tình hình trong nước và họ đã sẵn sàng cho việc nâng lãi suất. “Bất kỳ biểu hiện chần chừ nào của FED cũng sẽ được thị trường coi là yếu tố tích cực với vàng”, David Meger – Giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures dự báo.
Trao đổi với Người đồng hành - Chuyên mục Thông tin Tài chính của Tạp chí điện tử Nhịp Sống Số, TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả cho biết, sở dĩ giá vàng trong nước liên tục nhảy múa trong những ngày qua là do giá vàng thế giới tăng, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá, Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Thêm vào đó, ông Long khẳng định việc giá vàng tăng còn do yếu tố tâm lý đám đông của người dân.
Từ đó TS. Long khẳng định, vàng không phải là nơi trú ẩn an toàn ngay lúc này của nhà đầu tư. Diễn biến giá vàng thất thường mấy ngày nay, cùng với việc đặt niềm tin vào vàng có thể gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao