Giá xăng ở Việt Nam không thấp như ở Malaysia để chống buôn lậu?
Giá xăng của Malaysia chỉ nhỉnh hơn một nửa so với giá xăng Việt Nam, thấp nhất khu vực Đông Nam Á và chỉ bằng 1/4 so với giá xăng của Anh.
Tờ Một thế giới thông tin, giá xăng của Malaysia rẻ thứ 8 trong tổng số 227 quốc gia sử dụng xăng dầu trên toàn thế giới. Nguyên nhân là do chính sách trợ giá của chính phủ.
Theo đó, lần tăng giá xăng gần đây nhất của Malaysia là vào tháng 9/2013, khi chính phủ cắt giảm trợ giá nhiên liệu 20 cent (hơn 1.200 đồng) cho một lít xăng dầu. Giá xăng Malaysia dừng lại ở mức là 2,1 ringgit/lít (13.600 đồng) và dầu diesel là 2 ringgit/lít (13.000 đồng). Mức giá này vẫn duy trì ổn định cho đến hiện tại.
Theo một nghiên cứu được mạng lưới kế toán quốc tế UHY có trụ sở tại Lonndon (Anh) công bố, Malaysia là quốc gia trợ giá xăng dầu nhiều nhất thế giới trong số các nền kinh tế lớn.
Tính toán cho thấy, tổng số tiền mà chính phủ chi cho trợ giá nhiên liệu là một con số khổng lồ lên đến 14 tỷ USD mỗi năm.
Bên cạnh một vài hạn chế, chính sách trợ giá xăng dầu của chính phủ Malaysia đã mang lại rất nhiều lợi ích cho những tầng lớp dân nghèo và thu nhập thấp trong xã hội cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia.
Xăng Việt Nam giá cao để chống buôn lậu
Trong khi đó, tại Việt Nam giá xăng năm 2013 đã liên tục tăng 5 lần liên tiếp với tổng tăng là 1.440 đồng/lít xăng khiến giá xăng của Việt Nam hiện ở mức 25.640 đồng/lít, cao hơn Malaysia khoảng 12.000 đồng/lít.
Mỗi lít xăng của Việt Nam đồng thời còn cõng theo khoảng hơn 8.000 đồng lần lượt bao gồm 18% thuế nhập khẩu, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, 1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường, 10% thuế giá trị gia tăng...
Lý giải cho việc vì sao xăng Việt Nam đắt hơn hơn một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, ông Ngô Hữu Lợi - Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế Bộ Tài chính từng cho biết, một số nước có chung đường biên giới với Việt Nam còn áp dụng thêm các loại thuế, phí đặc thù khác đối với xăng dầu, như: Trung Quốc có thêm thuế giáo dục, thuế kiến thiết; Lào có thêm phí cầu đường, phí rủi ro doanh nghiệp và chi phí hao phí; Campuchia có thêm phụ thu.
Ông Ngô Hữu Lợi khẳng định, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới mà một trong các nguyên nhân là do trong cơ cấu giá, Việt Nam có tỷ lệ thuế, phí bình quân thấp hơn.
"Nay nếu Việt Nam lại điều chỉnh giảm thuế thì sẽ lại phát sinh tình trạng buôn lậu như đã từng xảy ra", ông Ngô Hữu Lợi đặt giả thiết.
Trước đó, vào hồi tháng 3/2013 khi quyết định cho tăng giá xăng lên mức 24.580 đồng/lít, liên bộ Tài chính – Công Thương cũng từng lấy lý do là vì xăng dầu Việt Nam thấp hơn các nước có chung biên giới, nên xảy ra tình trạng buôn lậu, tăng giá lên ngang bằng để chống buôn lậu.
Trong khi đó, Petrolimex là doanh nghiệp có thị trường phát triển ở bên ngoài nội địa như Trung Quốc, Campuchia, Lào.
Đối với Campuchia, với nhu cầu 1,7 triệu tấn/năm, Campuchia nhập khẩu 100% từ Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Malaysia, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tới 60-70%. Hiện Campuchia có 12 đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu, thị trường xăng dầu Campuchia cạnh tranh khá gay gắt bởi được thị trường hoá hoàn toàn.
Ông Đàm Tá Nho - Trưởng Văn phòng Đại diện Petrolimex tại Campuchia từng cho biết: “Kinh doanh xăng dầu tại Campuchia được thị trường hóa hoàn toàn, Nhà nước không can thiệp hành chính, chỉ quản lý bằng quy định của pháp luật và thuế, phí. Việc giá cả như thế nào là do doanh nghiệp tự quyết".
Theo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Cột tin quảng cáo