Giá xăng, thực phẩm đẩy CPI tháng 11 tăng mạnh
Như vậy, CPI bình quân 11 tháng của năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,47%.
Theo Tổng cục Thống kê, các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 11 tăng là do trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng với mức tăng.
Cụ thể, nhóm giao thông tăng 1,63%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,9%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,49%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,49%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,24%. Trong khi đó, nhóm giáo dục không thay đổi so với tháng trước; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
Các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 11/2016 là do nhóm thực phẩm tăng khá mạnh với mức 0,71% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm vào mùa cưới tăng. Đặc biệt, giá các mặt hàng rau củ tăng mạnh do ảnh hưởng của mưa lũ ở các tỉnh miền Trung, miền Nam làm sản lượng rau xanh trên thị trường giảm.
Bên cạnh đó, giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo bước 2 ở tỉnh Hải Dương bao gồm chi phí tiền lương của Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính nên góp phần đưa chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 1,15%.
Ngoài ra, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào các ngày 20/10/2016, ngày 4/11/2016 và giảm vào ngày 19/11/2016, nhưng bình quân giá xăng dầu tháng 11 tăng 3,69% so với tháng trước góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,15%. Từ ngày 1/11/2016 giá gas điều chỉnh tăng 19.000 đồng/bình 12 kg do giá gas nhập khẩu trong tháng 11 tăng 60 USD/tấn, chốt giá ở mức 415 USD/tấn làm cho chỉ số giá gas tăng 6,07% so với tháng trước.
Ở chiều ngược lại, các yếu tố gây tăng giá nêu trên cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong tháng 11/2016 như: giá điện sinh hoạt giảm 0,51% do vào mùa mưa nên nhu cầu sử dụng điện giảm; giá thịt lợn giảm ở một số tỉnh do dịch lợn tai xanh nên người tiêu dùng hạn chế sử dụng.
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng... tháng 11 chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 1,87% so với cùng kỳ. Lũy kế 11 tháng năm nay tăng 1,82%.
Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục.
Mức tăng của lạm phát cơ bản từ tháng 1 đến tháng 11 năm nay so cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp từ 1,64% đến 1,88%, điều này thể hiện, chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
HoSE xem xét huỷ niêm yết bắt buộc đối với Thiên Nam TNA
Xăng dầu tăng giá mạnh, RON 95 lên sát 21.000 đồng/lít
Đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp Canada với thị trường Việt Nam
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại sáng 8/11 sau khi Fed hạ lãi suất
Đưa hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng ở Đông Bắc Thái Lan
Giá nông sản ngày 8/11/2024: Hồ tiêu tăng trở lại, cà phê giảm nhẹ