Quốc tế

Giải mã số phận các em bé chào đời ở Ai Cập cổ đại

Người Ai Cập cổ đại trân trọng việc các em bé chào đời và coi đó như một điều phúc lành, may mắn. Tuy nhiên, không ít trẻ em thời ấy đối diện với nguy cơ chết yểu do mắc phải các căn bệnh khó chữa trị.

Giống như nhiều nền văn minh, Ai Cập cổ đại coi trọng đời sống gia đình. Việc mỗi em bé chào đời được cho là món quà của các vị thần. Do vậy, người dân rất trân trọng mỗi một em bé mới chào đời.

Tuy nhiên, vào thời xưa, người Ai Cập đối mặt với tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao do y học chưa phát triển.

Trẻ em rất dễ mắc các loại bệnh như đậu mùa nhưng không được điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Do vậy, không ít trẻ em chết yểu sau khi sinh hoặc không sống đến tuổi trưởng thành.

Với quan niệm con cái là món quà của các vị thần, các bà mẹ người Ai Cập xuất thân thường dân thì thường tự tay chăm sóc con.

Đối với các gia đình quý tộc, nô lệ và quản gia sẽ được chủ nhân giao nhiệm vụ chăm sóc những đứa trẻ xuất thân quyền quý từ khi mới chào đời.

Những bé trai xuất thân từ tầng lớp quý tộc, thượng lưu sẽ được gia đình gửi đến các trường học để học các nghi lễ tôn giáo, tập đọc, viết... từ khi lên 7 tuổi.

Khi trưởng thành, những chàng trai Ai Cập sẽ theo đuổi các công việc như làm chính trị, kinh doanh, sản xuất các đồ thủ công truyền thống...

Trong khi đó, các bé gái ở Ai Cập cổ đại không được đến trường học như những bé trai. Trẻ em gái được các bà, mẹ trong gia đình dạy dỗ làm các công việc gia đình, nữ công gia chánh (nấu ăn, thêu thùa, chăm sóc gia đình...).

Các bậc cha mẹ sắp xếp hôn nhân cho con cái. Các bé gái thường kết hôn từ rất sớm, từ năm 12-16 tuổi. Họ luôn phải nghe lời cha khi chưa xuất giá và nghe lời chồng sau khi đã kết hôn.

Nên đọc
Theo Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo