Giải pháp nào để du lịch Quảng Ninh cất cánh
Nhiều bất cập
Tuy nhiên, gần đây tại các điểm kinh doanh du lịch tồn tại những bất cập như chưa đoàn kết, cạnh tranh không lành mạnh, việc chi trả hoa hồng không thống nhất khiến việc hạ giá tua du lịch tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lữ hành nước ngoài lợi dụng. Các doanh nghiệp nước ngoài đòi các công ty lữ hành của Việt Nam phải đưa khách của họ vào các cửa hàng chi % hoa hồng cao, kinh doanh thương mại du lịch lữ hành mờ ám, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch Quảng Ninh nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung. Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam muốn phục vụ khách tốt cũng không còn chỗ đứng hoặc dễ vi phạm pháp luật. Điều đáng nói là sự xuất hiện các chủ doanh nghiệp người Trung Quốc lập ra các điểm bán hàng trên nội địa các tỉnh Việt Nam. Trong các đường tua, để người Việt Nam được đón du khách này thì họ đã lập trình trong tua mua sắm thỏa thuận tại các cửa hàng, họ bán hàng cao hơn giá trị thực bù vào giá tua được hạ thấp, thậm chí cả trá hình kiếm lợi. Ngoài ra việc hướng dẫn viên du lịch là người nước ngoài, chất lượng nhà hàng khách sạn, phương tiện vận chuyển ...hàng loạt dịch vụ theo tua cũng bị giảm sút, chưa đúng như theo cam kết với du khách. Mặt khác, việc thành lập doanh nghiệp gắn với việc cấp phép đang rất bất cập, chính quyền địa phương xử lý sai phạm nhẹ, nên doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt xong lại tiếp tục làm sai, làm mất niềm tin vào sự công bằng môi trường kinh doanh du lịch. Thực trạng du lịch của Quảng Ninh được một lãnh đạo UBND thành phố Móng Cái khẳng định: “Không có ai đi du lịch mà không có tiền. Các doanh nghiệp du lịch lữ hành của chúng ta cạnh tranh không lành mạnh nên chấp nhận hạ giá tua để được đón du khách. Khi hạ giá tua thì gắn với việc giảm chất lượng dịch vụ của tua.”
Vai trò của Hiệp hội, chi hội doanh nghiệp lữ hành...
Theo lãnh đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Móng Cái: “Thời điểm này đang là mùa du lịch hot nhất của khách Trung Quốc. Do lượng khách đi và về tầm trưa thường trùng nhau, các đoàn lại tập trung hướng dẫn tua làm thủ tục lưu lại tại cửa khẩu, nên cảm giác lượng du khách đông. Từ thực tế này, rất cần vai trò hoạt động chuyên nghiệp của Chi hội lữ hành, Hiệp hội Du lịch phối hợp để siết chặt quản lý du khách Trung Quốc, đón trả khách nhanh chóng, tiện lợi chu đáo hơn.” Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với môi trường kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ngày 18/9/2017, ông Hồ Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long đã nêu rõ việc cần thiết và khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở bán hàng họp bàn thống nhất để thành lập chi hội, xây dựng quy chế hoạt động, tiêu chí điều kiện tham gia, các chế tài xử phạt xử lý các doanh nghiệp vi phạm. Được phép của Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và UBND TP Hạ Long, ngày 7/11/2017, Chi hội Thương mại Du lịch Hạ Long đã tập hợp các hội viên đề nghị được ra đời.
Chi hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các Công ty Thương mại Du lịch trên thành phố Hạ Long. Hội viên của Hiệp hội Du lịch hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, phát huy tự quản, kết hợp quản lý nhà nước, nội dung bàn bạc biểu quyết theo đa số. Chi hội ra đời với mục đích liên kết hỗ trợ nhau để chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đồng thời bảo vệ quyền lợi của các hội viên khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm. Tại cuộc họp cùng ngày, 100% hội viên biểu quyết nhất trí chấp hành, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Nhà nước, những quy định cụ thể trả tỷ lệ % hoa hồng đối với từng mặt hàng kinh doanh. Tất cả các hộ đều nhất trí ký quỹ, chế tài nộp phạt (nếu vi phạm) và giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện kiểm tra theo quy chế quy định pháp luật. Thông qua quy chế, chi hội sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan hữu quan.
Chi hội sẽ tham mưu cho các cơ quan chức năng, đồng thời có những kiến nghị cơ quan nhà nước tạo điều kiện về chính sách để các hội viên được hoạt động hiệu quả, góp phần đảm bảo hoạt động thương mại du lịch của thành phố, của tỉnh phát triển văn minh đúng pháp luật. Theo một lãnh đạo TP Hạ Long, việc ra đời các Chi hội Doanh nghiệp lữ hành theo các lĩnh vực là cần thiết. Nếu như chúng ta biết tận dụng tối đa sự hợp tác với nhau sẽ tạo ra sức cạnh tranh mới bởi bên kia họ cũng có Hiệp hội Doanh nghiệp. Hiệp hội và Chi hội của họ hoạt động dựa vào điều lệ, là kim chỉ nam, là khung pháp lý ngoài quy định của pháp luật, để bổ sung những chỗ khuyết chưa phủ kín để cùng thực hiện hợp tác. Đặc biệt, trong chuỗi liên kết các cung cấp dịch vụ, họ có sự giám sát lẫn nhau. Việc phân cấp quản lý cho chính người quản lý Hiệp hội, Chi hội Doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện gần gũi, sâu sát và có những chế tài quản lý dễ dàng chấp nhận hơn.
Thiết nghĩ, Tổng cục Du lịch, UBND tỉnh Quảng Ninh cần chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện thành lập các Chi hội Du lịch, lữ hành, quản lý phân cấp, phân quyền cho Hiệp hội, Chi hội hoạt động, giám sát có chế tài đặc thù theo điều lệ quy định cụ thể để du lịch Việt Nam mở sang một trang mới, hội nhập và phát triển.
THỜI GIAN QUA, UBND TỈNH QUẢNG NINH, ĐẶC BIỆT THÀNH PHỐ HẠ LONG, MÓNG CÁI ĐÃ NGHIÊM TÚC NHÌN NHẬN, VÀO CUỘC CHẤN CHỈNH, KIỂM TRA CÁC CỬA HÀNG KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN THEO QUY ĐỊNH THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CỦA TỔNG CỤC DU LỊCH VÀ CHO DỪNG HOAT ĐỘNG HÀNG LOẠT CÁC CỬA HÀNG CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN BÁN HÀNG CHO KHÁCH DU LỊCH, YÊU CẦU CÁC CỬA HÀNG PHẢI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC HIỆN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CÙNG TẤT CẢ CÁC TIÊU CHÍ THEO QUY ĐỊNH. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển