Thị trường

Giám đốc Airbus Helicopters khu vực Châu Á TBD trả lời phỏng vấn độc quyền báo Doanh Nghiệp Việt Nam về khả năng hợp tác sản xuất máy bay trực thăng

Nhân dịp đoàn doanh nghiệp Pháp trong lĩnh vực an ninh dân sự đến Việt Nam, Báo điện tử Doanh Nghiệp Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Benoit Terral – Giám đốc Công ty Airbus Helicopters khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Tập đoàn Airbus, nhà sản xuất máy bay trực thăng số 1 thế giới với hơn 23 000 nhân viên trên toàn cầu về cơ hội hợp tác trong tương lai giữa công ty Airbus Helicopters và các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Benoit Terral – Giám đốc Công ty Airbus Helicopters khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Tập đoàn Airbus

PV- Xin ông cho biết thị trường trực thăng dân sự trên thế giới và thường được dùng vào mục đích gì?

+ Ông Benoit Terral: Thị trường này rất là lớn. Hiện nay công ty Airbus Helicopter chiếm thị phần rất lớn ở mảng dân sự.

Máy bay trực thăng dân sự có thể sử dụng ở rất nhiều mục đích khác nhau như làm xe cứu thương, sơ tán nạn nhân, vận chuyển trang thiết bị, vận chuyển hậu cần, chữa cháy.

Sắp tới, khoảng hai tháng nữa, Airbus Helicopters sẽ tổ chức tập huấn dạy lái trực thăng hạng nhẹ có thể vận chuyển hành khách như ở Lasvegas được sử dụng rất nhiều

PV: Vì sao  Airbus Helicopters lại lựa chọn Việt Nam để giới thiệu sản phẩm? Cá nhân ông đánh giá thế nào về nhu cầu thị trường trực thăng dân sự của Việt Nam và  nó thích ứng cho công việc nào?

+ Ông Benoit Terral: Có hai lý do chọn Việt Nam. Thứ nhất, hiện tại số lượng trực thăng ở Việt Nam còn ít cho nên tiềm năng rất lớn. Thứ hai, Việt Nam rất dễ xảy ra các vụ thiên tai, tai nạn, nhu cầu sử dụng trực thăng sẽ phải có. Vâng, chúng tôi chọn Việt Nam vì tiềm năng lớn.

Hiện tại có một công ty vận tải trực thăng ở Việt Nam đã sử dụng sản phẩm của công ty Airbus Helicopters trong lĩnh vực dầu khí. Nếu xét trong tương lai có thể làm được rất nhiều việc ví dụ như phục vụ cho quân đội, phục vụ cho công tác an ninh, cảnh sát, cứu hộ cứu nạn và thậm chí có thể phục vụ cho các công việc trên cao, như xây các tòa nhà cao tầng cần phải cần đến trực thăng vận chuyển các nguyên vật liệu.

Ngoài ra Việt Nam có nhu cầu rất lớn và sẽ bùng nổ về nhu cầu du lịch bằng trực thăng sau này. Ở Thụy Sỹ hiện nay có khoảng 490 chiếc máy bay được sử dụng cho việc vận chuyển hành khách dân sự. Thụy Sỹ có nhiều vùng núi, do đó để đi du lịch bằng xe khách xe tải rất khó nên người ta sử dụng trực thăng để vận chuyển khách du lịch. Việt Nam cũng có nhiều địa bàn vùng núi, cho nên có thể sử dụng máy bay trực thăng cho việc vận tải hành khách du lịch

PV: Về lâu dài Airbus Helicopters có ý định sản xuất hoặc kết hợp với doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất máy bay trực thăng dân sự, thậm chí là quân sự tại Việt Nam không?

+ Ông Benoit Terral: Chúng tôi cũng đã có mặt ở một số nước, cũng tùy theo cơ hội vì nếu như có hợp đồng rất lớn với chính phủ Việt Nam như đầu tư trang thiết bị, hệ thống trực thăng cứu thương, nếu có hợp đồng lớn thì chúng tôi sẽ mở. Nói chung khả năng này là có hoặc nếu như có cam kết từ bên phía chính phủ Việt Nam thì cũng tùy. Nếu như có cơ hội thì chúng tôi sẽ làm.

Chúng tôi cũng hay hỗ trợ cho các nước nếu như họ đã có các hoạt động sản xuất trực thăng trong nước thì chúng tôi cũng hỗ trợ để phát triển sản phẩm cho phù hợp với địa phương. Cái này chúng tôi cũng đã làm ở nhiều nước, trong đó có Ấn Độ và Hàn Quốc.

PV: Nếu có ý định kết hợp với doanh nghiệp Việt Nam, Airbus Helicopters đánh giá thế nào về năng lực, trình độ của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia sản xuất trực thăng dân sự cùng hãng?

+ Ông Benoit Terral: Chúng tôi đã có những kinh nghiệm làm các hình thức như thế này ở rất nhiều nước rồi. Chúng tôi chắc chắn Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Khi xây dựng một mô hình đối tác như vậy thì sẽ phân chia công việc cụ thể, ai làm cái gì, ai có năng lực gì thì làm cái đó. Cho nên cũng không lo lắng gì cả

PV: Ông có đánh giá thế nào về thị trường sản xuất máy bay ở Việt Nam?

+ Ông Benoit Terral: Tôi đến từ Pháp nên tôi có thể nói là tiềm năng nó có. Khi có tiềm năng mà chúng tôi phát hiện ra có một cơ hội nào đó thì chúng tôi chắc chắn sẽ tận dụng cái cơ hội đó.

PV: Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đáp ứng yêu cầu gì để có thể tham gia vào chuỗi sản xuất của công ty?

+ Ông Benoit Terral: Chúng tôi lựa chọn đối tác có rất nhiều các tiêu chí. Tiêu chí thứ nhất là xét về pháp lý có đủ điều kiện hay không. Thứ hai là về đạo đức kinh doanh và thứ ba là năng lực công nghiệp. Đó là quy trình của chúng tôi rất minh bạch và công khai. Nếu lựa chọn một doanh nghiệp nào đó chắc chắn doanh nghiệp đấy có khả năng. Tiêu chí chúng tôi làm là như thế.

Khi lựa chọn doanh nghiệp, chúng tôi sẽ cử một đội đến để đánh giá kiểm toán xem doanh nghiệp đó có đủ năng lực hay không. Có một lưu ý là trong ngành công nghiệp hàng không, đặc biệt sản xuất máy bay trực thăng, vấn đề tuân thủ về tiêu chí công nghiệp để đảm bảo kĩ thuật và an toàn tuyệt đối là quan trọng nhất. Thế nên chúng tôi không được phép có sai lầm trong lĩnh vực này, vậy nên cái tiêu chí cũng rất quan trọng, đó là phải đảm bảo tuân thủ mọi quy định về an toàn.

PV: Vậy ông nhận định thế nào về trình độ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong lĩnh vực khoa học – công nghệ?

+ Ông Benoit Terral: Đánh giá chung thì tôi không thể làm được nhưng theo kinh nghiệm chúng tôi đã làm với một công ty trực thăng phía Việt Nam là công ty VNH (Tổng công ty trực thăng Việt Nam- PV). Công ty này phục vụ cho các dự án dầu khí, chúng tôi đánh giá trình độ của họ rất cao, tức là so với mức trung mình trên thế giới hiện nay thì VNH có trình độ cao hơn rất nhiều. Tôi nghĩ rằng VNH đã có trình độ cao như thế có lẽ các công ty khác ở Việt Nam cũng có thể đáp ứng được nhu cầu chuẩn về trình độ.

PV:VNH tham gia sản xuất hay mua trực thăng của Airbus Helicopters?

+ Ông Benoit Terral: Công ty này mua trực thăng và vận hành trực thăng. Họ mua khoảng 20 chiếc máy bay trực thăng loại lớn nhưng việc sử dụng trực thăng đúng chuẩn đã là quan trọng lắm rồi. Còn nếu mà tìm doanh nghiệp phối hợp để sản xuất lại là chuyện khác.

 Công ty Airbus Helicopters là công ty duy nhất trên thế giới có thể đặt máy bay trực thăng trên đỉnh núi Everest

 Giá một chiếc máy bay cỡ trung bình khoảng hai triệu euro, trực thăng cỡ to nhất có giá 20 triệu euro. Giá được tính tùy theo kích cỡ và trang thiết bị bên trong. Máy bay trực thăng có thể bay 300km/h

Hồng Trang(thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo