Pháp luật

Giám đốc công ty con của PVC bị tố dùng bằng đại học giả suốt 20 năm

Dù không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp đại học tại chức nhưng ông Nguyễn Minh Châu vẫn có tấm bằng “giả”, ung dung sử dụng suốt 20 năm công tác.

Theo đơn tố cáo của ông T.C.L., ông Nguyễn Minh Châu, giám đốc công ty CP Xây lắp đường ống Bể chứa dầu khí (PVC-PT), là công ty con của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) nhiều lần bị tố cáo sử dụng bằng đại học giả.

Trước đó, khi còn là Phó giám đốc của công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) cũng thuộc PVC. Việc ông Châu sử dụng bằng đại học giả đã bị phát giác, rất hiều lần ông Bùi Ngọc Thắng (Chủ tịch HĐQT) và ông Trần Minh Ngọc, nguyên Tổng giám đốc của PVC đã cử người vào làm việc với PVC-MS về vấn đề này.

Bằng tốt nghiệp được cho là giả của ông Nguyễn Minh Châu. (Hình ông Châu được PV thêm vào).

Phía tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam cũng đã cử đoàn cán bộ kiểm tra, làm rõ sự việc.

Ngày 4/8/2014, trường Đại học Kinh tế TP.HCM có công văn số 1064/ĐHKT-ĐTTC trả lời về việc xác minh bằng đại học của ông Châu. Theo đó, công văn nêu rõ: “Sau khi kiểm tra hồ sơ gốc, đối chiếu với bản sao kèm theo, chúng tôi xác nhận như sau:

Ông Nguyễn Minh Châu, ngày sinh 20/3/1976, nơi sinh Quảng Trị, không có tên trong danh sách cấp bằng của Phòng quản lý Đào tạo Tại chức. Người ký, Trưởng phòng Đào tạo tại chức thạc sĩ Mai Xuân Mẫn.

Nhưng ông T.C.L. cho hay, sau khi bị tố cáo và có văn bản trả lời của trường đại học Kinh tế TP HCM, ông Châu đã tiếp tục làm giả hồ sơ giấy tờ gồm công văn của trường mang số 145/ĐHKT-QLĐT ngày 25/8/2014, về việc xác minh trả lời về văn bằng của ông Châu.

Công văn này lại hoàn toàn trái ngược với công văn trước đó, nội dung trả lời xác nhận: Bằng tốt nghiệp số hiệu A20089, số vào sổ HCK-2095 cấp cho ông Nguyễn Minh Châu, sinh ngày 20/03/1967 là đúng của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Người ký công văn là bà Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh – Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo – Công tác sinh viên.

 

Chưa dừng lại ở đó, ông Châu còn làm giả công văn số 156/ĐHKT-QLĐT ngày 12/11/2014, khẳng định lại việc bằng đại học của mình do trường ĐH Kinh tế TP.HCM cấp là đúng. Và văn bản này cũng do bà Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh ký.

Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP HCM khẳng định không ban hành văn bản do bà Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh ký.

Với việc giả giấy tờ này, ông Châu tiếp tục được bổ nhiệm làm giám đốc công ty PVC-PT, gây bức xúc trong nội bộ cơ quan.

Sau khi ngồi vào vị trí giám đốc PVC-PT, ông Châu lại tiếp tục bị tố cáo dùng bằng giả.

Ngày 6/7/2016, phía trường ĐH Kinh tế TP.HCM lại có văn bản số 131/ĐHKT-QLĐT trả lời về vấn đề bằng cấp của ông Châu. Văn bản này khẳng định bằng đại học của ông Châu do trường cấp. Và người ký văn bản lại là bà Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh.

Sau nhiều lần nhận đơn tố cáo và vụ việc quá lùm xùm, gây mất đoàn kết trong nội bộ, PVC đã cử đoàn đi kiểm tra xác minh tại trường đại học Kinh tế TP.HCM thì sự thật lần này mới được phơi bày sáng tỏ.

 

Trong công văn số 1551 ngày 15/9/2016 do đích thân Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM – GS.TS Nguyễn Đông Phong ký trả lời: Ông Nguyễn Minh Châu không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp đại học tại chức của trường.

Đồng thời, 2 văn bản số 145 và 156 do bà Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh ký về việc trả lời xác minh văn bằng của ông Châu không phải do trường ĐH Kinh tế TP.HCM ban hành.

Văn bản do hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM khẳng định bằng ông Châu là giả.

Sau công văn đóng dấu đỏ của hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ông Châu lập tức làm đơn xin chấm dứt HĐLĐ với lý do sức khỏe không tốt.

“Mặc dù sai phạm của ông Châu là rất nghiêm trọng nhưng việc xử lý về mặt Đảng và Chính quyền đối với ông Châu tiến hành rất chậm trễ, có yếu tố bao che từ phía lãnh đạo của công ty PVC.

Vai trò là một đảng viên, tôi thấy việc làm của ông Châu cũng như quy trình bổ nhiệm ông Châu tại PVC có nhiều sai phạm, có dấu hiệu bao che của lãnh đạo PVC và sự giả dối, sai phạm của ông Châu với vai trò là đảng viên, lãnh đạo trong Tập đoàn dầu khí Việt Nam” – ông T.C.L. bức xúc.

 

Nên đọc


Theo VTC News
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo