Thị trường

Giới đầu tư "vỡ mộng" vì cổ phiếu Alibaba bốc hơi từng ngày

(DNVN) - Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc này đang tìm cách lấy lại những gì đã mất. Đây cũng chính là bài toán khó giải của Jack Ma.

Chỉ cách đây 1 năm, Alibaba là cái tên “nổi như cồn” với vụ IPO lớn nhất trong ngành công nghệ. Alibaba là “ông hoàng thương mại điện tử” của Trung Quốc trong thời nền kinh tế bùng nổ và chi tiêu tiêu dùng tăng trưởng vững chắc. 

Chỉ 2 tháng sau khi Alibaba chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 9/2014, cổ phiếu Alibaba tăng 76%, tương đương 119,15 USD/cổ phiếu vào ngày 10/11/2014. 

Tuy nhiên, sau khởi đầu hoành tráng là một cú trượt dài. Alibaba bị Chính phủ Trung Quốc điều tra vì những tố cáo bán hàng giả hàng nhái, một số thương vụ khiến nhà đầu tư rối trí và hãng phải thay cả CEO sau khi doanh thu tăng trưởng chậm lại. Quan trọng hơn cả, nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều rắc rối và do đó chi tiêu tiêu dùng – điều thực sự cần thiết đối với Alibaba – bị thu hẹp. 

Jack Ma, chủ tịch và là nhà sáng lập tập đoàn Alibaba (Ảnh: Bloomberg)
Jack Ma, chủ tịch và là nhà sáng lập tập đoàn Alibaba (Ảnh: Bloomberg)

Giá cổ phiếu Alibaba cứ giảm, giảm, và giảm, về mức giá IPO, rồi xuống dưới mức giá này. Giới đầu tư “vỡ mộng” khi giá cổ phiếu công ty này cứ “bốc hơi” từng ngày.

Giá trị vốn hóa của Alibaba hiện đã tụt 128 tỷ USD và hầu như không có triển vọng sớm hồi phục. Nhà phân tích James Cordwell của Atlantic Equities dự báo nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc sẽ tiếp tục khiến tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử ở nước này chậm lại cho tới ít nhất năm 2016.

Jack Ma, Chủ tịch và cũng là người sáng lập của Alibaba – không phải là người luôn “chiều chuộng” các nhà đầu tư. Trong lá thư gửi kèm theo hồ sơ IPO, ông đã nói rằng cổ đông chỉ là ưu tiên thứ 3, xếp sau khách hàng và nhân viên của Alibaba. Jack Ma và các đồng nghiệp không muốn những biến động trong ngắn hạn của thị trường khiến họ xao nhãng việc xây dựng một doanh nghiệp thành công trong dài hạn.

Trên thực tế, nhiều rắc rối của Alibaba đến từ nền kinh tế Trung Quốc - điều mà họ khó có thể kiểm soát. Mặc dù Alibaba có một vài bước đi chệch hướng trong năm đầu tiên, nguyên nhân khách quan nhiều hơn so với nguyên nhân chủ quan.

Điều gì đang xảy ra với Alibaba? Các nhà đầu tư đã cùng Alibaba chứng kiến 128 tỷ USD giá trị vốn hóa biến mất không nên hi vọng Alibaba sẽ sớm hồi phục. Theo chuyên gia James Cordwell của công ty chứng khoán Atlantic, dự báo rằng kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ khiến tăng trưởng của các giao dịch thương mại điện tử giảm mạnh cho đến ít nhất là năm 2016.

 

Phó Chủ tịch Joseph Tsai trả lời trong một cuộc phỏng vấn cho biết: “Mặc dù chúng tôi đã có những sai lầm trong những năm đầu tiên nhưng chúng tôi đang tìm cách lấy lại những gì đã mất.” Công ty có trụ sở đặt tại Hàng Châu đang cố gắng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở thị trường bên ngoài Trung Quốc và phát triển bên ngoài mảng thương mại điện tử bằng việc công bố hàng loạt thương vụ với trị giá lên đến 15 tỉ USD. Các khoản đầu tư được lên chiến lược rõ ràng, tuy nhiên một trong số đó còn gây nhiều tranh cãi như đầu tư mua một đội bóng đá ở Quảng Châu, một công ty nhỏ sản xuất điện thoại thông minh và một hãng phim không có lợi nhuận. Li Muzhi, nhà phân tích thuộc hãng nghiên cứu Arete có trụ sở tại Hồng Kông cho biết đôi khi những chiến lược đầu tư của Aliba làm rối trí các nhà đầu tư.

Tầm nhìn của Jack Ma là dựa vào những khoản đầu tư mới này để giúp kết nối thông tin trên web với người tiêu dùng trong thế giới thực. Ý tưởng này - được biết đến trong lĩnh vực công nghệ là O2O (từ trực tuyến đến ngoại tuyến) - nhằm cho phép người sử dụng dùng smartphone để mua mọi thứ mà họ muốn, từ thực phẩm, bữa tối, TV, cho tới rửa xe. 

Những thương vụ của Alibaba cuối cùng có thể sẽ phục vụ đắc lực cho tầm nhìn này, nhưng trước mắt những thương vụ này chưa đem lại hiệu quả cho lợi nhuận và giá cổ phiếu của tập đoàn.

Ngoài bị cơ quan chức năng Trung Quốc gây sức ép chống hàng giả, nhá, Alibaba còn phải đối mặt với sự chỉ trích của giới truyền thông. Tạp chí Barron’s mới đây dự báo cổ phiếu của Alibaba sẽ giảm thêm 50%. Alibaba nói bài báo này dựa trên những tính toán thiếu chính xác và có những thông tin không xác thực, được sử dụng có chủ ý.

Nhiều cổ đông của Alibaba đã tỏ ra nản lòng. Hai tỷ phú đầu cơ Daniel Loeb và George Sorus đều đã bán sạch cổ phiếu này. 

 

Nhiều chuyên gia phân tích khác cũng không có cái nhìn tiêu cực về cổ phiếu Alibaba. Trong số 52 chuyên gia được khảo sát Bloomberg, có tới 44 người khuyến nghị nên mua vào và chỉ có 2 trong số đó khuyên bán ra.

Tuy vậy, nhà phân tích Cordwell của Atlantic tin rằng Alibaba rồi sẽ nổi lên thành một công ty mạnh hơn. “Sẽ còn 2-3 quý khó khăn nữa đối với Alibaba. Nhưng những thách thức hiện nay sẽ giúp Alibaba trở thành một công ty tốt hơn trong 10 năm tới”, ông Cordwell nói.

Xuân Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo