Giới phân tích: NATO đang tạo ra một "mùa hè gây hấn"
NATO đã bắt đầu đợt tập trận lớn nhất trong nhiều thập kỷ Anaconda sát biên giới Nga như một phần của chiến lược mà các chuyên gia phân tích gọi là "mùa hè gây hấn", một nỗ lực nhằm khôi phục Chiến tranh Lạnh để buộc Matx-cơ-va phải thực hiện các bước đi đối phó trước các mối đe dọa từ bên ngoài đang ngày càng gia tăng.
Cuộc tập trận mang tên Anaconda-16 diễn ra tại Ba Lan trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng tới tại Vác-sa-va - nơi các quan chức được cho là sẽ tán thành cho binh lính thường trực đồn trú tại quốc gia này và trên khắp Tây Âu, để chiến đấu với cái mà họ là "hành động xâm lược của Nga".
Cuộc tập trận kéo dài 10 ngày này có sự tham gia của khoảng 31.000 binh lính NATO và hàng ngàn phương tiện quân sự. Cuộc tập trận này có sự tham gia của lực lượng nước ngoài nhiều nhất tại Ba Lan kể từ Thế chiến II, khơi lại những ký ức đau buồn đối với nhiều người Nga.
Tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tìm cách bác bỏ lời cáo buộc "Nga gây hấn", coi việc xúi giục Nga tiến hành cuộc chiến chống lại các quốc gia thành viên NATO là hành động ngu xuẩn.
"Tôi nghĩ rằng, chỉ có người nào mất trí, và chỉ có trong mơ mới có thể tưởng tượng rằng, Nga sẽ bất thình lình tấn công NATO", Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Bất chấp những lời chỉ trích mạnh mẽ từ phía Nga, việc NATO tăng cường hiện diện quân sự sát biên giới Nga đã trở thành một cơn sốt, với việc Mỹ thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania và dự kiến phát triển một hệ thống lá chắn tên lửa khác tại quốc gia láng giềng Ba Lan.
Ngoài việc nỗ lực ngăn chặn khả năng răn đe hạt nhân của Nga, chính quyền Tổng thống Obama cũng đã tăng chi tiêu quốc phòng cho Lầu Năm Góc tại những quốc gia sát biên giới Nga lên gấp 4 lần.
Chính quyền Obama không "cô đơn" trong nỗ lực tăng cường đe dọa Nga. Trong những tháng gần đây, Ba Lan đã kêu gọi Mỹ viện trợ quân sự và binh lính, viện dẫn mối lo ngại rằng Nga có thể tìm cách xâm lược. Đức đã nhất trí điều binh lính tới quốc gia này để tham gia tập trận, đánh dấu lần đầu tiên binh lính Đức đã bước vào lãnh thổ Ba Lan kể từ khi Đức quốc xã sử dụng Ba Lan như một tuyến đường qua lại để xâm lược Xô Viết.
"Với việc NATO tiến hành nhiều cuộc tập trận trên biên giới Nga trong mùa hè này, bạn có thể gọi mùa hè năm nay là mùa hè gây hấn. Đây là đợt tập trận lớn nhất từ trước đến nay, với số lượng binh lính nước ngoài tham gia nhiều nhất tại Ba Lan kể từ Thế chiến II", chuyên gia phân tích an ninh Daniel McAdams nhận định.
"Trong thực tế, binh lính NATO hiện ở bên ngoài biên giới Nga, và đây hoàn toàn là sự khiêu khích, là một bước đi khác trong nỗ lực chọc tức Nga", nhà phân tích an ninh trên giải thích.
Và chuyên gia John Wight cũng đồng tình với quan điểm của Daniel McAdams.
"Ông Daniel đã hoàn toàn đúng khi gọi mùa hè này là mùa hè khiêu khích, những gì mà chúng ta đang chứng kiến là sự tái diễn chính sách ngăn chặn từng được tung ra sau Thế chiến II", chuyên gia John Wight nhận định.
Nhà phân tích Daniel McAdams kết luận, việc NATO tiến hành đợt tập trận rầm rộ tại Ba Lan hiện nay đang thúc đẩy nhân loại hướng đến Thế chiến III.
End of content
Không có tin nào tiếp theo