Góc khuất rau Trung Quốc nhập về Đà Lạt
Nhiều nhà vườn cho rằng trong các nguyên nhân của tình trạng rau Đà Lạt bị rớt giá có cả sự thất thế của rau Đà Lạt trước lượng lớn rau nhập từ Trung Quốc. Như vậy, không chỉ nông dân mà cả người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng do việc ồ ạt nhập rau Trung Quốc vào Đà Lạt. Đây cũng là thực tế chung đối với nhiều mặt hàng nông sản.
Trong quý I/2018, tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả của cả nước xấp xỉ 340 triệu USD. Thực ra, ngay cả đối với những quốc gia mạnh về sản xuất nông nghiệp, việc nhập khẩu nông sản là điều bình thường. Tuy nhiên, có hai vấn đề được đặt ra ở đây: Vì sao sản xuất rau quả trong nước lại bị lép vế trước hàng rau quả nhập khẩu và vì sao lại kéo dài tình trạng nhập nhằng giữa nông sản ngoại nhập với nông sản trong nước? Chính sự nhập nhằng này khiến việc nhập khẩu nông sản vốn là điều bình thường nay lại trở thành bất thường.
Trước sức ép nhập khẩu rau Trung Quốc, yêu cầu được đặt ra lúc này là phải thực hiện ngay việc bảo vệ thương hiệu rau Đà Lạt. Đó cũng chính là cách để bảo vệ nông dân và người tiêu dùng. Việc dán nhãn nông sản đã được tỉnh Lâm Đồng đặt ra từ nhiều năm nay nhưng đây là điều không dễ thực hiện. Thực tế cho thấy, chỉ có sản xuất theo chuỗi liên kết việc dán nhãn nông sản mới đi vào thực chất, minh bạch được nguồn gốc, chất lượng nông sản, đồng nghĩa với việc bảo vệ được nông sản Việt trước sức ép từ nông sản ngoại nhập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng