Grab Taxi đối mặt nguy cơ "sớm nở, tối tàn"
Dịch vụ GrabTaxi đang ngày càng được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, vấn đề xung đột lợi ích thương hiệu giữa dịch vụ này với các hãng taxi cũng là bài toán không hề dễ giải.
“Grab taxi phải không?”
“Vâng, đúng rồi ạ!”
Dù là chiếc taxi mang tên Thành Công, Vạn Xuân hay những thương hiệu khác thì câu đầu tiên khi khách mở cửa xe là “Grab taxi phải không?”. Và câu trả lời của mọi tài xế lúc này là “Vâng, đúng rồi ạ!”
Đây không phải là xe dù biến hình, mà chắc chắn đều là xe chính hãng, nhưng giờ có vẻ họ lại mang chung một “thương hiệu” GrabTaxi.
Ở chiều hướng khác, người đi taxi cũng không còn lạ lẫm với hình ảnh một chiếc smart-phone được cắm định vị bên cạnh vô lăng người lái. Tất cả những hình ảnh này chỉ để mô tả một dịch vụ taxi mới.
Nhanh chóng bùng nổ
Anh Hồ Anh, sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: “Tôi vẫn thường xuyên sử dụng dịch vụ Grab Taxi để đặt xe. Trước kia khi có nhu cầu đi taxi, tôi phải gọi qua tổng đài và chờ đợi phía chủ sở hữu taxi xếp chuyến, điều phối xe đến đón. Tuy nhiên, việc ngồi đợi phản hồi từ phía tổng đài điều phối xe lại rất lâu và bị động. Hơn nữa, Grab cũng luôn có các khuyến mại giảm giá từ 15-30 nghìn/ chuyến, rất có giá trị hỗ trợ cho sinh viên như tôi”.
Không chỉ có sinh viên, mà nhiều khách hàng khác cũng có chung nhận định như vậy. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, dịch vụ giao tiếp đặt xe taxi mới được hình thành. Chỉ bằng vào các thao tác qua phần mềm ứng dụng trên smartphone, hành khách có nhu cầu di chuyển bằng taxi sẽ được chính người lái xe liên hệ trực tiếp và đến đón họ. Điều này tiện lợi không chỉ đối với phía hành khách mà còn với cả phía người lái xe.
Anh Ngọc, lái xe taxi Thành Công cho biết đã sử dụng dịch vụ Grab được 3 tháng nhận định: “Dịch vụ này rất thuận tiện để kết nối với khách hàng. Tôi nhận được một yêu cầu đặt hàng thông qua smartphone và biết được vị trí hiện tại của khách hàng cũng như nơi khách hàng muốn đến. Điều này giúp tôi chủ động được đường đi và biết được nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, điều này cũng tăng tính an toàn cho giới lái xe chúng tôi, nhất là các chuyến xe tối”
Với những dịch vụ như thế này, lợi ích khách hàng đang được tăng cao.
Sớm gặp "vật cản"
Quả thật việc ứng dụng di động Grab giúp cho các tài xế bắt thêm được một lượng khách nhất định. Điều này rõ ràng đang mang lại lợi ích không hề nhỏ cho tài xế và chủ hãng taxi.
Anh Tâm, lái xe taxi Vạn Xuân cũng nhìn nhận: “Grab taxi và chủ hãng thật ra cũng không có đụng chạm gì về lợi ích hết. Grab giúp tôi có thêm được khách hàng và hệ quả là chủ hãng cũng có thêm khách hàng. Dịch vụ này về cơ bản là chỉ giúp chúng tôi có thêm cơ hội để tăng lượng khách hàng, xe và tiền thu về thì vẫn là của chủ hãng. Còn thì chạy chính thì tôi vẫn là qua nhà đài liên hệ”.
Như vậy, có vẻ như chủ các hãng taxi đang hưởng lợi nhờ ứng dụng từ phía GrabTaxi mà không mất một khoản tốn kém nào.
Thế nhưng, khi khách hàng sử dụng dịch vụ đặt xe Grab, không ít người thường quên mất là mình đang di chuyển bằng phương tiện là xe của hãng taxi nào. Cho dù là xe của Thành Công hay Vạn Xuân nhưng trong đầu của họ chỉ là “Grab Taxi”. Như vậy, GrabTaxi lại không tốn một khoản đầu tư nào vào việc mua hay duy trì đội xe mà vẫn tạo được danh tiếng dịch vụ.
Vậy đâu phải chỉ có các hãng taxi đang hưởng lợi từ sử dụng nhờ phần mềm của GrabTaxi mà dường như GrabTaxi đã dùng ma thuật của lợi ích khách hàng để “nẫng” những giá trị thương hiệu nhất định của các chủ hãng taxi. Hơn nữa, trong cuộc chiến thương trường hiện nay, việc “xây dựng thương hiệu” ngày càng trở nên quan trọng với các công ty hơn bao giờ hết. Vậy nên, thật dễ hiểu khi một số hãng xe cảm thấy nóng mắt và cấm tài xế của mình sử dụng dịch vụ GrabTaxi.
Một ứng dụng hay đưa được lợi ích khách hàng lên đầu là cái mà dịch vụ GrabTaxi đã làm được. Nhưng, với xung đột về lợi ích từ miếng bánh thương hiệu, thì chính là lực cản của ứng dụng này phải đối mặt.
Thương trường hiện này ngày càng hội nhập, đa dạng, nhiều chiều. Nó không chỉ đầy tính cạnh tranh mà còn chứa đầy cơ hội hợp tác. Vấn đề đặt ra là làm thế nào tận dụng thương hiệu của nhau để cùng nâng giá trị mà không triệt tiêu nhau; nhất là khi đã “vô tình” cùng nhau tạo nên một dịch vụ làm vừa lòng khách hàng.
Theo Infonet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024
Cột tin quảng cáo