Xã hội

GS Ngô Bảo Châu: Không phải người dân không muốn đổ tiền vào giáo dục!

“Tôi không nghĩ rằng người dân không muốn đổ tiền công vào giáo dục vì bản thân họ đổ tiền tư rất nhiều vào khoản này. Như vậy nó chỉ phản ánh chỉ số lòng tin vào hiệu quả đầu tư công của giáo dục”.

Đó là ý kiến của GS Ngô Bảo Châu tại buổi thảo luận trực tuyến trên trang Học Thế Nào với chủ đề: “Hỏi đáp về đổi mới sách giáo khoa”, diễn ra sáng 20/4.

Tại buổi thảo luận, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ không đồng tình với quan điểm dịch sách nước ngoài để làm sách giáo khoa cho nước nhà, bởi nỗi lo chi phí sẽ “đè” người dân. “Ngoài việc đồng ý chọn ra một bộ sách mà tôi cho rằng bất khả thi, nếu dịch sách, sẽ phải trả tiền bản quyền cho từng quyển sách bán ra, sẽ là một gánh nặng không nhỏ cho người dân”, GS Châu chia sẻ.

Trước nhiều thắc mắc của độc giả về các con số khái toán đầu tư cho đề án đổi mới sách giáo khoa, cùng đó là tiền bản quyền sẽ nằm trong giá bán sách giáo khoa khi có nhiều bộ sách do tính chất không độc quyền, GS Châu nói: “Tôi không nghĩ rằng người dân không muốn đổ tiền công vào giáo dục vì bản thân họ đổ tiền tư rất nhiều vào khoản này. Như vậy nó chỉ phản ánh chỉ số lòng tin vào hiệu quả đầu tư công của giáo dục”.

Bàn về việc nên chăng sử dụng một bộ SGK chung, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, cụ thể với thực tế ở Việt Nam, đối tượng giáo dục ở các địa phương có sự khác nhau rõ rệt. Vì vậy, theo ông nếu có nhiều bộ sách giáo khoa, thì từng địa phương và các trường học có thể chọn cho mình những bộ sách phù hợp nhất với điều kiện hoàn cảnh nhất định. Liên quan đến việc đánh giá chất lượng của SGK hiện hành, Giáo sư Châu nêu lên thực trạng: “Tôi thấy một việc quan trọng mà chúng ta chưa làm được đó là lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về SGK”. Theo ông, vì thiếu đánh giá đầy đủ, khoa học, nên khi phải bảo vệ việc thay đổi SGK, lập luận vướng, lại phải bám vào nghị quyết…

Theo Infonet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo