Hạ lãi suất, Doanh nghiệp khó vay mà cũng chẳng muốn vay
Đây quả thực là một thông tin tốt lành với các doanh nghiệp khi mà lãi vay bây giờ chỉ còn ở mức 8,5 đến 9,5%/năm, trong khi cách đây khoảng 2 năm tỷ lệ này là 18-19%. Nhưng 8,5 hay 9,5% cũng không còn là con số hấp dẫn nữa vì các lý do sau đây:
Thứ nhất: Số Doanh nghiệp rời bỏ thị trường đã quá lớn, khi đã "nhắm mắt, xuôi tay" thì chẳng còn nhu cầu gì nữa, kể cả nhu cầu vốn.
Thứ hai: Trong giai đoạn khó khăn vừa qua nhiều doanh nghiệp đã tự cân đối được nguồn vốn bằng các biện pháp hết sức thiết thực: Vay người thân, vay CBCNV trong đơn vị, có giấy tờ pháp lý đầy đủ, lãi suất trả bằng lãi đi vay ngân hàng. bản thân điều này mang lại lợi ích cho cả hai bên, cũng như khi vay ngân hàng vậy.
Thứ ba: Thuật ngữ "Mở cửa không mở khóa" trong trường hợp này rất đúng, hạ lãi suất nhưng các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay không hề hạ. Có thể nói các điều kiện cho vay của các ngân hàng dành cho các doanh nghiệp luôn là một sự thách đố. Không có bộ tiêu chuẩn chuẩn mực để doanh nghiệp có thể hoàn thiện và cung cấp cho ngân hàng. Nhiều Doanh nghiệp cho biết, họ đã tiếp xúc với nhiều ngân hàng để làm hồ sơ vay vốn, mỗi ngân hàng yêu cầu một tiêu chí và thông thường thì doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể đáp ứng được. Để tiếp cận được vốn, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe theo kiểu áp đặt của các ngân hàng, các doanh nghiệp vẫn phải "bôi trơn" theo nhiều cách.
Nợ xấu của các Ngân hàng chắc chắn xuất phát từ các mối quan hệ mờ ám của các Doanh nghiệp "ma" với các chuyên gia "ma", "ma" ở đây là "mafia" chứ các doanh nghiệp làm ăn chân chính thì khó có thể có. Điều kiện cho vay khó khăn, sắp đến hạn thu nợ ngân hàng đã báo trước và phong tỏa tài khoản, làm sao mà thoát được.
Mấy hôm nay thông tin về việc Ngân hàng Sacombank cho một Công ty có mối liên hệ với ông Phạm Trung Cang, một lãnh đạo ngân hàng, vay tín chấp tới 660 tỷ đồng trong khi báo cáo tài chính không mấy sáng sủa, khoản vay này gấp hơn 4 lần vốn điều lệ và gấp hơn 165 lần lợi nhuận gộp của năm trước đó, kế hoach kinh doanh thì không có đột biến lớn. Thử hỏi có Doanh nghiệp nào bình thường mà được hưởng ưu đãi như thế không?
Thống đốc Ngân hàng, các lãnh đạo Ngân hàng, các chuyên gia tài chính đã nói quá nhiều về việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp rồi. Hãy hành động thiết thực bằng cách áp dụng các kiến thức về tài chính ngân hàng mà Quí vị đã học vào thực tế đi, bài học cơ bản nhất của vấn đề này là Tiêu chuẩn cơ bản cho một bồ hồ sơ vay vốn là kế hoạch kinh doanh, quản lý dòng tiền, và công tác kiểm tra thường xuyên.
Về phía các doanh nghiệp, sau các bầm dập vừa qua, hãy đứng dậy bước tiếp và luôn nhớ rằng nếu kinh doanh thì phải cần đến ngân hàng, nếu muốn thuận lợi trong giao dịch với ngân hàng thì hãy quản trị doanh nghiệp thật tốt, khoa học và minh bạch. Chính việc quản trị tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững vượt qua các sóng gió do thời cuộc đưa lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại sáng 8/11 sau khi Fed hạ lãi suất
Giá nông sản ngày 8/11/2024: Hồ tiêu tăng trở lại, cà phê giảm nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 8/11/2024: USD giảm sau khi Fed điều chỉnh lãi suất
Đưa hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng ở Đông Bắc Thái Lan
Rạng Đông Holding RDP lại bị 'bêu tên' vì chậm công bố thông tin
Giá heo hơi ngày 8/11/2024: Ổn định trên diện rộng