Hà Nội: 190 triệu lít bia, 6 triệu lít rượu phục vụ Tết Nguyên đán
Cục thống kê TP. Hà Nội cho biết, để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn Thành phố đã xây dựng kế hoạch dự trữ và sản lượng hàng hóa phục vụ tết. Ước tính tổng lượng hàng hóa dự trữ tăng thêm của hệ thống phân phối, bán lẻ trên địa bàn trị giá khoảng 15.000 tỷ đồng.
Cụ thể, các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá đã tập trung khai thác, dự trữ và tổ chức bán ra thị trường một số nhóm hàng thiết yếu như: gạo trắng thường 34.500 tấn; thịt lợn 5.740 tấn; thịt gà 2.453 tấn; trứng gia cầm 38 triệu quả; thủy 4 hải sản đông lạnh 1.020 tấn; dầu ăn 8 triệu lít; rau củ 32.800 tấn; bánh mứt kẹo 847 tấn; sữa nước 5,3 triệu lít với tổng tiền hàng khoảng 2.566 tỷ đồng.
Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh rượu bia, nước giải khát sản xuất, dự trữ và đưa ra thị trường khoảng 190 triệu lít bia, 6 triệu lít rượu các loại, trị giá khoảng 6.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh bánh mứt kẹo có kế hoạch đưa ra thị trường khoảng 30.000 tấn bánh mứt kẹo các loại, tương đương 2.500 tỷ đồng.
Các công ty xăng dầu đã có kế hoạch dự trữ khoảng 6 vạn m3 xăng dầu, tương đương 1.200 tỷ đồng, đồng thời có kế hoạch đảm bảo nguồn hàng ổn định, số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng phát sinh trong dịp Tết.
Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa dự kiến sản lượng phục vụ Tết khoảng 17 triệu lít sản phẩm, tương đương 450 tỷ đồng. - Doanh nghiệp giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm dự trữ bán ra tổng lượng hàng hóa phục vụ Tết khoảng 700 tỷ đồng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc, điện máy cũng chuẩn bị lực lượng hàng hóa để chuẩn bị bán ra phục vụ nhân dân trong dịp Tết.
Các trung tâm thương mại, siêu thị như: Metro, Big C, Coop Mart, Fivimart, Intimex, Hapro, Citimart,... dự trữ bán ra các loại hàng thiết yếu phục vụ Tết tăng khoảng từ 10-15% so với các tháng trong năm với tổng số tiền khoảng 2.700 tỷ đồng, trong đó hàng Việt Nam giữ vai trò chủ đạo và chiếm từ 75-80%.
Ngoài ra, Hà Nội cũng dự kiến tổ chức các chuyến bán hàng lưu động về khu vực nông thôn, ngoại thành; các khu công nghiệp, khu chế xuất; tổ chức các Hội chợ Xuân, chợ hoa xuân, chợ nông sản thực phẩm trên địa bàn để phục vụ nhân dân thăm quan và mua sắm Tết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 26/11/2024: Thị trường miền Nam giảm nhẹ
Giảm phát thải carbon, bước đệm vào nền kinh tế xanh toàn cầu
Chính thức: Hộ cá nhân có doanh thu dưới 200 triệu đồng được miễn thuế VAT