Phân tích

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI

(DNVN) - Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) 2 tháng đầu năm đạt gần 2 tỷ USD. Trong đó, Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Tin tức trên báo Vietnamplus, theo Tổng cục Thống kê, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến thời điểm 20/2 đã thu hút 291 dự án được cấp phép mới, số vốn đăng ký đạt 1,9 tỷ USD, tăng 96,6% về số dự án và tăng 167,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2015.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hai tháng đầu năm ước tính đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ. ​Trong đó, vốn cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 71,2%; ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí chiếm 7,5%; các ngành còn lại chiếm 21,3% tổng số vốn đăng ký.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI trong 2 tháng đầu năm. Ảnh báo Dân trí.

Các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2016 tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt gần 2 tỷ USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký. Các ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 210,6 triệu USD, chiếm 7,5%. Các ngành khác đạt 597,8 triệu USD, chiếm 21,3%.

Cả nước có 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 2 tháng đầu năm, trong đó Hà Nội có số vốn đăng ký lớn nhất với 242,4 triệu USD, chiếm 12,7% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Tiếp đến là Bắc Giang 206,1 triệu USD, chiếm 10,8%; Bắc Ninh 200,6 triệu USD, chiếm 10,5%... TP. HCM xếp thứ 5 trong danh sách này, với 155,9 triệu USD, chiếm 8,2%. Báo Sài Gòn giải phóng thông tin.

Trong số 31 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 435,2 triệu USD, chiếm 22,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Malaysia 233,2 triệu USD, chiếm 12,2%;  Hàn Quốc 202,4 triệu USD, chiếm 10,6%; Nhật Bản 160,6 triệu USD, chiếm 8,4%; Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 153,5 triệu USD, chiếm 8,1%; Trung Quốc 141,1 triệu USD, chiếm 7,4%..

Đáng chú ý, trong 32 tỉnh thành phố thu hút và giải ngân nhiều dự án FDI nhất 2 tháng qua, Hà Nội đứng đầu với hơn 40 dự án, trị giá 240 triệu USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn, tiếp theo là Bắc Giang (206 triệu USD, Bắc Ninh, 200 triệu USD, Tp HCM đứng vị trí thứ 5; các tỉnh vốn thu hút nhiều FDI khác như Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai lần lượt đứng vị trí sau. Báo Dân trí thông tin.

 

Các ngành thu hút FDI trong 2 tháng qua vẫn là: công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,9 tỷ USD, chiếm 71,2% tổng vốn; vui chơi và giải trí đạt 210,6 triệu USD, các ngành còn lại đạt 597,8 triệu USD, chiếm 21,3%. Singapore qua mặt Hàn Quốc, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư số 1 với 435,2 triệu USD, chiếm 22,8%, Malaysia 233,2 triệu USD, Hàn Quốc 202,4 triệu USD, Nhật Bản 160,6 triệu USD, Vương quốc Anh 141 triệu USD…

Với vị trí dẫn đầu về thu hút FDI, đây là tín hiệu khá lạc quan cho môi trường đầu tư của Hà Nội bởi trong nhiều năm qua. Bởi dù là thủ đô, 1 trong 2 khu vực kinh tế năng động của cả nước, song thu hút FDI của Hà Nội trong 10 năm qua luôn đạt thấp. Các đánh giá về môi trường đầu tư cũng như năng lực chính sách, hành chính của Hà Nội đều yếu kém hơn so với nhiều tỉnh thành địa phương khác. Báo Dân trí thông tin.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, Hà Nội trong hơn 10 năm trở lại đây luôn chỉ đứng thứ 4 hoặc 5 trong 10 tỉnh thành phố thu hút FDI nhiều nhất cả nước. Thứ hạng cao nhất của Hà Nội là vị trí thứ 3 trong thu hút FDI của 9 tháng đầu năm 2015, sau Bắc Ninh, TP. HCM.

Tuy nhiên, là thủ đô vừa là thành phố lớn, Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức trong phát triển, theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay: “Những hạn chế về thể chế kinh tế không phải bàn cãi, nhưng nguyên nhân khiến Hà Nội chưa thực sự thể hiện được năng lực của đầu tàu kinh tế chính là thiếu quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển dài hạn".

Theo G.S Mại, trước 2008, Hà Nội có diện tích nhỏ và rất nhỏ, sau 2008, Hà Nội mở rộng, khá nhiều quy hoạch được thiết lập. Tuy nhiên, tốc độ phát triển cơ sở vật chất của Hà Nội mới ở mức khởi tạo, còn công nghiệp của Hà Nội chưa mang bản sắc riêng, đặc thù dù đã đưa ra nhiều chiến lược phát triển hay cả Luật Thủ đô nữa.

 

Là Thủ đô, nên Hà Nội đã và đang phải sàng lọc nhiều dự án để sao cho thích hợp với vai trò của động lực tăng trưởng về công nghiệp - dịch vụ cao. Thành tích thu hút FDI trong năm qua và 2 tháng đầu năm nay chủ yếu nhờ vào các lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ hay công nghiệp điện tử.

Nên đọc
Hồng Hà (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo