Xã hội

Hà Nội: Một nữ quân nhân bị đuối nước tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ

(DNVN) - Sau khi chồng cùng với 2 con lên trước thì lúc sau chị Đ. bị đuối nước vào ngày 16/8 và tử vong ngày hôm sau là 17/8. Được biết, chị Đ. là một quân nhân và hiện đang công tác tại Tổng công ty viễn thông Quân đội Viettel.” Ông Cẩn cho biết.

Tin tức cho biết, vào sáng ngày 16/8, chị N.T. Đ (SN 1977) cùng chồng và hai con đến bơi tại bể bơi của trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (phường La Khê, quận Hà Đông, TP. Hà Nội), sau khi chồng cùng hai con lên bờ trước thì lúc sau phát hiện chị Đ. bị đuối nước và dẫn đến tử vong.

sdf
Bể bơi trong nhà được xây dựng hoành tráng của trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông. (Nguồn: Internet)

Trao đổi với PV chiều 4/9, ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính Sở GD&ĐT cho biết: “Vào sáng ngày 16/8, có chị N.T.Đ cùng chồng và hai con đến bơi tại bể bơi của trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ. Sau khi chồng cùng với 2 con lên trước thì lúc sau chị Đ. bị đuối nước và tử vong vào ngày hôm sau là 17/8. Được biết, chị Đ. là một quân nhân và hiện đang công tác tại Tổng công ty viễn thông Quân đội Viettel.”

“Sau khi sự việc xảy ra, đến ngày 19/8 trường chuyên Nguyễn Huệ đã gọi điện và có báo cáo sự việc cho đồng chí Phạm Ngọc Tuấn Trưởng phòng công tác HSSV, anh Tuấn là được giao phụ trách mảng phòng chống tai nạn trong đó có đuối nước.” Ông Cần nói thêm.

sdf
Ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính trong buổi làm việc với PV chiều 4/9.

Đối với Sở, thì đến ngày 26/8 tôi cùng đồng chí Tuấn và cán bộ chuyên viên phòng tài chính đã xuống làm việc với trường về sự việc này, tại buổi làm việc với trường chúng tôi quan tâm ứng xử của nhà trường trong việc cấp cứu nạn nhân và kiểm tra nội quy của bể là hoàn toàn đúng với quy định của nhà nước.

Với các trường chất lượng cao thì sẽ được đầu tư bể bơi được dùng để dạy và học từ nguồn sách xây dựng là của nhà nước. Đối với bể bơi của trường chuyên Nguyễn Huệ được đưa vào sử dụng từ năm 2013. Hiệu trưởng là người quản lý trực tiếp của bể bơi, và nó được xem như một phòng chức năng khác trong nhà trường. Ông Cẩn nhấn mạnh.

 

Bể bơi có được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh không? Ông Cẩn cho biết: “Theo báo cáo của nhà trường, thì trong thời gian nghỉ hè nhà trường có tổ chức giao lưu văn hóa thể thao trong cộng đồng và giao cho Công đoàn nhà trường vận hành bể bơi. Khi người ngoài vào liên kết với nhà trường thì phải có ký hợp hợp đồng.

Đối với năm nay, thì có anh Nguyễn Xuân Tân là bên B đứng ra ký liên kết với trường là bên A để tổ chức khai thác cơ sở vật chất của bể bơi trong thời gian 2 tháng bắt đầu từ 15/6/2015 và kết thúc vào ngày 16/8/2015. Và anh Tân là người chịu trách nhiệm trong việc tuyển dụng nhân sự cũng như vận hành bể bơi.”

Vậy khi sự việc xảy ra thì Hiệu trưởng có trách nhiệm gì? “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý nên chúng tôi chỉ kiểm tra hoạt động hè chung.” Ông Cẩn trả lời một cách chung chung, không rõ ràng.

Trước thông tin việc nhân viên cứu hộ là người trong trường và không biết bơi? Ông Cẩn cho biết: “Anh Tân có sử dụng cán bộ trong trường vào nhiệm vụ là nhân viên cứu hộ nhưng cán bộ này có đầy đủ chứng chỉ theo quy định của pháp luật”.

Khi được hỏi về báo cáo sự việc trên do trường chuyên Nguyễn Huệ gửi Sở GD&ĐT thì ông Cẩn cho biết sẽ cung cấp nhưng đến lúc ra về PV cũng chỉ nhận được câu trả lời “Sẽ cung cấp sau” từ cán bộ văn phòng của Sở, mặc dù ông Cẩn đã cho biết, báo cáo đã được gửi lên Sở từ ngày 27/8.

 

Trước những thông tin còn nhiều nghi vấn, thắc mắc nhưng do ông Cẩn phải đi họp gấp nên PV đành ngậm ngùi ra về, và chờ một cơ hội khác để được cung cấp đầy đủ tài liệu cũng như những câu hỏi chưa được trả lời thỏa đáng từ vị đại diện cho Sở GD&ĐT TP. Hà Nội. Không nhẽ Sở GD&ĐT đang “cố tình bưng bít” thông tin về sự việc đã xảy ra tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (!?)

Doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục thông tin đến độc giả ./.

Chánh văn phòng Sở GD&ĐT có “cửa quyền”?

Sáng ngày 27/8, Phóng viên (PV) đã mang giấy giới thiệu (GGT) cùng thẻ để đặt lịch làm việc với Sở, tiếp PV tại phòng bảo vệ là Chuyên viên Bùi Thị Kiều Anh, chị Kiều Anh cho biết hiện Lãnh đạo sở đang bận nên không thể tiếp được, PV hãy để lại GGT cùng nội dung làm việc để báo cáo lên lãnh đạo.

Sau khi để lại nội dung theo yêu cầu, PV cũng trao đổi thêm với chị Kiều Anh theo Luật báo chí cũng như Quy chế phát ngôn số 05 của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về việc phát ngôn và tiếp báo chí, trong vòng 24h phải cung cấp thông tin ban đầu và rất mong lãnh đạo Sở sẽ sớm cung cấp thông tin cho báo chí. Nhưng sau nhiều lần liên hệ với người tiếp nhận GGT cũng như nội dung làm việc nhưng PV vẫn không thể có được lịch làm việc với lãnh đạo Sở.

 

Sau một tuần chờ đợi lịch làm việc, chiều 3/9 bất đắc dĩ PV mới phải liên hệ với Chánh văn phòng Sở GD&ĐT là ông Hoàng Hữu Trung qua số điện thoại 0913.275.xxx (được niêm yết trên Cổng thông tin điện tử của Sở) để hỏi về nội dung cũng như lịch làm việc đối với Sở. Trao đổi qua điện thoại, bằng giọng điệu  “cửa quyền” ông Trung nhiều lần cắt lời trong khi PV đang cố trình bày lại nội dung đã để lại cho Sở, đáp lại là những câu hỏi khiến người nghe không khỏi phật ý như: Cơ quan nào? Báo nào? Có việc gì? Làm với ai? Anh làm việc với ai? Làm việc với nội dung gì? Bạn đã tìm hiểu đến đâu rồi? Cần cung thông tin gì? Tôi sẽ cử người liên hệ với anh và cúp máy. Bất ngờ trước những câu hỏi từ phía vị Chánh văn phòng đương nhiệm, PV đáp lại bằng việc “xin phép cho tôi được trình bày lại nội dung đã đặt với Sở.”

Trước việc tiếp nhận thông tin với thái độ “cửa quyền” từ vị Chánh văn phòng đương nhiệm của Sở giáo dục TP. Hà Nội không khỏi khiến PV băn khoăn, với cơ quan ngôn luận đến liên hệ làm việc còn bị “đối xử” như thế, thì liệu khi công dân hay giáo viên đến liên hệ làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hà Nội sẽ được “tiếp đón” như thế nào?

Minh Thành
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo