Hà Nội sẽ "truy" người đứng đầu nếu để xảy ra buôn lậu kéo dài
Thông tin từ UBND TP. Hà Nội cho biết, Ban Chỉ đạo 389/TP thành phố vừa đánh giá kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tháng 4, triển khai nhiệm vụ tháng 5/2016.
Theo báo cáo, trong tháng, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã tổ chức thanh tra, kiểm tra: 3.681 vụ, qua đó xử lý 1.194 vụ, trong đó: Hàng cấm, hàng lậu 219 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 120 vụ; gian lận thương mại 855 vụ. Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, tiền bán thanh lý hàng tịch thu, trị giá hàng chưa bán, trị giá hàng tiêu hủy hơn 150,1 tỷ đồng.
Nhìn chung, tình hình buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thủ đô đã được kiểm soát tốt. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn thực phẩm được tăng cường, hạn chế tối đa tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm hay ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố. Các lực lượng nòng cốt của BCĐ 389/TP thường xuyên tổ chức phối hợp kiểm tra liên ngành, xử lý các vấn đề có tính chất phức tạp, nhạy cảm mà xã hội và nhân dân quan tâm…
Trong tháng 5 năm 2016, tình hình thời tiết nắng nóng, thất thường nguy cơ bùng phát dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể xảy ra các vụ việc về ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp.
Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo 389/TP yêu cầu các sở, ban, ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 389 quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, UBND TP. Hà Nội, tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đảm bảo thành phố xanh, sạch, đẹp và văn minh đô thị.
Ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo 389/TP thành phố về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra trên địa bàn (cao điểm từ ngày 15/4 - 15/5/2016).
Thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản, nắm địa bàn và lên kế hoạch kiểm tra, kiểm soát đối với các nhóm, ngành hàng thiết yếu. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về công tác chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh xã, phường, chợ, trung tâm thương mại và siêu thị...
Tổ chức giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường gây mất an toàn trật tự xã hội. Thủ trưởng các cơ quan chức năng, Chủ tịch UBND quận (huyện), phường (xã) phải chịu trách nhiệm nếu để địa bàn mình phụ trách xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, kéo dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh