Hải Dương: Cầu An Thái gặp nạn, hệ thống cảnh báo có hiệu quả?
Theo các cơ quan báo chí đã đăng tải thông tin về vụ tai nạn đường thủy nội dịa nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 19h ngày 6/3, tàu thủy Thành Luân HP-3016 có tải trọng khoảng 3.000 tấn khi đang lưu thông hướng Phà Mây (Kinh Môn) đi Hải Phòng trên tuyến đường sông qua đoạn khu vực cầu An Thái thì va quệt và mắc kẹt vào gầm cầu.
Vụ va chạm trực diện giữa tàu Thành Luân với cầu An Thái tuy không gây ra sự cố về người nhưng đã khiến thành cầu và bề mặt cầu xuất hiện một số vết nứt, dẫn đến nguy cơ có khả năng sập dầm cầu sau khi kéo phương tiện ra bị kẹt ra khỏi cầu.
Nguyên nhân ban đầu theo các cơ quan chức năng nhận định: Do tàu không chở hàng nên nhô lên cao. Trong khi lái tàu không có kinh nghiệm, không khai báo với cơ quan quản lý đường thuỷ để được hướng dẫn nên đã xảy ra tai nạn, bên cạnh đó là việc tàu đã hết hạn đăng kiểm nên không đảm bảo khi lưu thông.
Tuy nhiên, theo một số ý kiến từ những người lái tàu có kinh nghiệm nhiều năm chia sẻ thêm: “Vụ tai nạn xảy ra vào thời điểm khoảng 19h ngày 6/3, do trời có nhiều sương mù, kết hợp với mưa phùn đã dẫn đến tầm nhìn bị hạn chế, khiến lái tàu không thể quan sát được trước hệ thống biển cảnh báo về chiều cao khi lưu thông nên dẫn đến tai nạn”.
Ngày 8/3, PV Doanh Nghiệp Việt Nam đã tìm đến hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng để ghi nhận sự việc. Qua quan sát, ghi hình tại nơi chiếc tàu bị đâm, hiện tại công tác cứu hộ cứu nạn, phân làn giao thông, khắc phục sự cố đang được các cơ quan chức năng triển khai một cách nhanh chóng.
Cũng theo một số hình ảnh PV ghi nhận vào khoảng 12h hiện trạng hệ thống biển cảnh báo gần khu vực cầu An Thái bắc qua sông Kinh Thầy, dưới bề mặt gầm cầu An Thái có một số biển báo nhưng lại được thiết kế rất nhỏ, khó có thể quan sát được từ xa, trong khi hệ thống đèn cảnh báo dưới cầm thì lại không thấy phát huy tác dụng.
Ghi nhận thêm tại dọc khu vực đường đê 2 bên bờ sông, PV cũng ghi nhận được rất ít hệ thống biển báo, đèn hiệu, đèn cảnh báo dành cho các phương tiện vận tải thủy. Đặc biệt, các biển báo gần khu vực cách cầu An Thái khoảng 300m – 500m từ hai phía đều không được trang bị thiết bị chiếu sáng kèm theo biển báo, nên khi trời tối rất khó có thể quan sát được hệ thống biển báo này, nhất là vào những hôm thời tiết xuất hiện sương mù, hay mưa phùn.
Để tìm hiểu rõ, rộng đường thông tin dư luận PV đã tìm đến UBND tỉnh Hải Dương để xin tiến hành đặt lịch làm việc cụ thể về sự việc này. Tuy nhiên, khi liên hệ qua cán bộ có tên Phạm Thị Mai, bộ phận Văn Thư thì được vị cán bộ này cho biết: “Nếu muốn lấy thông tin thì tốt nhất sang Sở Giao thông, hiện tại các lãnh đạo của tỉnh đang đi họp” và từ chối tiếp nhận thông tin cũng như Giấy giới thiệu của cơ quan khi PV đến liên hệ. Chỉ đến khi PV đề nghị ghi rõ nội dung về việc không tiếp nhận lịch làm việ của PV thì vị cán bộ này mới tiếp nhận các giấy tờ PV để lại để đặt lịch làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương một cách miễn cưỡng.
Chưa rõ nguyên nhân chính tai nạn giữa cầu An Thái với tàu Thành Luân là từ đâu, nhưng 1 số hình ảnh về sự hạn chế của các biển cảnh báo, đèn hiệu cũng nên được các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương tiến hành xem xét, kiểm tra, khắc phụ nhược điểm đề việc phục vụ công tác đảm bảo an toàn giao thông ngày một tốt hơn
Theo thông tư Số: 40/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa. Tại Điều 6 của Thông tư này có nêu rõ: Các yêu cầu kỹ thuật của công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông. Cụ thể tại mục số 2 nằm trong điều 6: Báo hiệu điều tiết khống chế đảm bảo giao thông:
a) Báo hiệu trên bờ tại một trạm điều tiết khống chế đảm bảo giao thông bao gồm:
b) Báo hiệu dưới nước:
- Nếu khu vực điều tiết khống chế đảm bảo giao thông hoàn toàn trong phạm vi luồng thì phải bố trí tối thiểu 04 phao giới hạn luồng tàu chạy; - Nếu khu vực điều tiết khống chế đảm bảo giao thông trong phạm vi một bên luồng phải bố trí tối thiểu 02 phao giới hạn vùng nước hoặc 02 phao giới hạn luồng tàu chạy; c) Việc bố trí báo hiệu được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế luồng lạch để hướng dẫn phương tiện qua lại khu vực được an toàn: - Báo hiệu thông báo (gồm báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm quay trở và báo hiệu chiều rộng bị hạn chế) bố trí trên cột đặt trên bờ tại vị trí đặt trạm thượng lưu hoặc hạ lưu. Báo hiệu đầu tiên cách vị trí điều tiết đảm bảo giao thông ít nhất 500 mét về thượng và hạ lưu; - Báo hiệu được phép đậu đỗ bố trí trên bờ tại điểm giữa vùng nước dành cho phương tiện đậu đỗ chờ mở luồng (nếu không bố trí được báo hiệu trên bờ thì dùng phao giới hạn vùng nước để bố trí);
- Báo hiệu điều khiển sự đi lại và đèn tín hiệu được bố trí trên cột đặt tại trạm thượng và hạ lưu; - Thứ tự lắp đặt báo hiệu thông báo chỉ dẫn như sau: báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu hạn chế, báo hiệu chiều rộng hạn chế; - Khoảng cách giữa các cột mang báo hiệu thông báo chỉ dẫn tối thiểu là 5m; - Trên tuyến vận tải hoạt động 24/24 giờ, các báo hiệu phải có đèn tín hiệu theo quy định. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo