Hạn chế biến đổi khí hậu nhờ trồng rừng ngập mặn
Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện môi trường, hạn chế sự tác động tiêu cực do nước biển dâng, phòng chống xói mòn, sạt lở đất ven biển. Thực hiện chiến lược ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và góp phần cải thiện môi trường sống, bảo tồn được sự đa dạng sinh học vùng ven biển.
Giai đoạn 1(năm 2011-2013), Dự án trồng rừng ngập mặn ven biển đã trồng được 25 ha rừng tại vùng ven biển. Giai đoạn 2 (năm 2013-2014), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, UBND huyện Trần Đề tổ chức trồng mới hơn 100.000 cây bần con, trên diện tích 20 ha đất quy hoạch và tiếp tục kiểm tra trồng dặm, trồng bổ sung kể cả diện tích 25 ha rừng đã trồng của giai đoạn 1 bị chết, bị sóng cuốn.
Hiện nay, số lượng cây bần được trồng mới trên diện tích 45 ha đạt tỷ lệ cây sống rất cao và đang phát triển tốt. Bên cạnh đó, Dự án còn góp phần tạo thêm việc làm ngắn hạn cho trên 50 lao động nông thôn tại xã Trung Bình thông qua hoạt động trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng với thu nhập từ 1,5 đến 3 triệu đồng/tháng.
Khu rừng ngập mặn bãi biển xã Trung Bình (huyện Trần Đề) là một trong những vùng rừng ngập mặn lớn của tỉnh Sóc Trăng với đa dạng hệ sinh thái biển. Tổng diện tích của khu rừng gần 700 ha với các loại cây chính như bần, mắm, đước. Khu rừng có vai trò rất lớn trong việc chắn sóng, gió, triều cường, thiên tai và là nơi trú ngụ, sinh sản tạo nguồn thủy sản rất lớn.
Việc phủ xanh các vạt rừng ven biển có tác dụng rất lớn trong việc giảm nhẹ thiên tai, ứng phó được với biển đổi khí hậu; đồng thời còn tạo được sự hài hòa trong việc đảm bảo sinh kế cho người dân vùng ven biển với việc bảo vệ, phát triển các loài thủy sản.
Năm 2015, Dự án trồng rừng ngập mặn ven biển tiếp tục đầu tư thực hiện ở ven biển xã Trung Bình, huyện Trần Đề với số lượng trồng mới 100 ngàn cây bần con trên diện tích 20 ha.
End of content
Không có tin nào tiếp theo