Hạn, mặn sẽ đẩy giá gạo tăng mạnh trong thời gian tới
Theo cơ quan quản lý giá, trong một tháng qua, nông dân ĐBSCL gánh chịu nhiều thiệt hại do hạn, mặn gây ra, việc giá lúa tăng vào thời điểm này xem như phần nào an ủi người nông dân. So với hồi cuối tháng 2, giá lúa tăng trên 6.000 đ/kg tại Thốt Nốt, Cờ Đỏ (Cần Thơ) như hiện nay đã cao hơn 1.000 đ/kg, và cao hơn tới 2.000 đ/kg so với cuối tháng 1. Đây là mức giá cao nhất từ đầu vụ đến nay tại Cần Thơ.
Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL tuần qua diễn biến cụ thể như sau: tại An Giang, lúa tươi IR 50404 giữ ổn định ở mức 5.100 đ/kg; lúa OM 2514 tăng từ 5.100 đ/kg lên 5.200 đ/kg. Tại Vĩnh Long, lúa tươi IR50404 tăng từ 4.800 đ/kg lên 5.000 đ/kg; lúa khô ổn định ở mức 5.700 đ/kg. Tại Bạc Liêu, lúa tươi tăng từ 4.800 – 5.200 đ/kg lên 5.000 – 5.400 đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa dài tăng từ 6.100 đ/kg lên 6.300 đ/kg.
Qua phân tích của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lúa gạo vùng ĐBSCL gần đây tăng cao do 6 nguyên nhân chính: Thứ nhất là tình hình xuất khẩu gạo của nước ta có chuyển biến tốt; thứ hai do diễn biến phức tạp và thiệt hại trong sản xuất lúa do El Nino và hạn, mặn cùng với những thông tin dồn dập của truyền thông đã tác động đến tâm lý nên từ nông dân, thương lái, doanh nghiệp muốn dự trữ lúa gạo lại chờ giá lên; thứ ba là dó có tin đồn chưa chính xác về Tổng công ty Lương thực Miền Nam (VinaFood 2) đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng không công bố..
Nguyên nhân thứ tư là do có tình trạng đầu cơ lúa gạo; thứ năm là do thị trường xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng; và nguyên nhân cuối cùng là do các cơ quan dự trữ Quốc gia triển khai mua 180.000 tấn gạo trong quý 3 năm nay.
Trong 6 nguyên nhân trên, việc nước ta có nhiều các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết từ năm 2015 có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy giá lúa gạo tăng lên. Bởi khi hạt gạo xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới sẽ đem lại giá trị cao, khoảng cách giữa “cung và cầu” gần nhau, sẽ đẩy mức giá lên. Do đó, VFA và các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo trong nước tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo theo hướng xuất khẩu.
Theo dự báo, diện tích lúa hè - thu có thể giảm thêm nhiều do ảnh hưởng hạn mặn tới đây. Trong khi, các thông tin về số lượng gạo bán buôn qua thị trường Trung Quốc ngày càng gia tăng. Việt Nam những năm gần đây xuất khẩu và bán buôn ra nước ngoài dao động từ 6 - 8 triệu tấn gạo/năm, chiếm khoảng 20% giao dịch gạo trên thế giới. Nhìn tổng thể, các thông tin về thiệt hại nghiêm trọng của sản xuất lúa ở ĐBSCL sẽ có tác động đến giá gạo và thị trường trên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững