Hàng nghìn tỷ đồng buôn bán động vật hoang dã
Đây là thông tin được đưa ra trong Hội thảo APEC về giảm cầu sử dụng động vật hoang dã trái phép được tổ chức tại Hà Nội bắt đầu từ ngày 21 đến 23/10/2014.
Còn trên bình diện quốc tế, hoạt động chặt phá rừng và buôn bán động vật hoang dã trái phép lên đến hàng trăm tỷ đô la.
Việt Nam cũng bị ảnh hưởng tiêu cực trước tác động của các hoạt động buôn bán trái phép các loài hoang dã. PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, Việt Nam đã có những thành công quan trọng trong việc thực thi pháp luật về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã như sửa đổi Bộ luật Hình sự để tăng hình phạt đối với tội phạm các loài hoang dã, xây dựng Chương trình hành động quốc gia về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã đến năm 2020. Đặc biệt, chương trình quốc gia về giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác đã làm giảm 38% nhu cầu sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam
Ông Rustam Ishenaliev, đại diện Ngân hành Phát triển châu Á tại Việt Nam mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục vai trò quan trọng của mình trong việc giảm cầu sử dụng động vật hoang dã không chỉ trong các quốc gia ASEAN mà còn hướng tới khu vực APEC với tư cách là một quốc gia năng động trong phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường..
Là một cộng đồng kinh tế năng động bao gồm 21 nền kinh tế nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, APEC cũng đồng thời đối mặt với vấn nạn buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã với quy mô và tốc độ ngày càng lớn. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nguồn lực căn bản để phát triển kinh tế của từng thành viên trong cộng đồng APEC.
Hiện có 17 nước được xếp vào quốc gia bảo tồn đa dạng sinh học của APEC
End of content
Không có tin nào tiếp theo