Hàng Việt chinh phục 6 tỉnh Tây Bắc Campuchia
Mặc dù còn 3 giờ đồng hồ mới diễn ra lễ khai mạc nhưng người dân Battambang đã đến tham quan, dùng thử và mua sắm sản phẩm ken dày các gian hàng. Những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như bánh Kinh Đô, thực phẩm Vissan, nhựa Duy Tân, nhựa Vĩ Hưng, quần áo Gia Định... đã được người dân chọn mua với số lượng khá lớn.
Tại gian hàng của Công ty cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn (SCC) luôn đông nghẹt khách hàng. Theo nhân viên bán hàng của SCC, nam giới ở Battambang rất thích nước hoa Zeus, còn nữ thích dầu gội Fresh. Sau hội chợ lần đầu tiên ở Battambang, SCC đã mở được nhiều đại lý ở vùng Tây Bắc, nhãn hiệu quen thuộc nên mỗi lần có hội chợ là nhiều người đến để mua hàng giá gốc dùng dần. Nhà phân phối của SCC ở khu vực Tây Bắc Campuchia rất hài lòng bởi hội chợ quảng bá thương hiệu, giúp họ kinh doanh dễ dàng hơn.
Tại các gian hàng bày bán phân bón, thuốc trừ cỏ, trừ sâu của các DNVN cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ngoài Siem Reap phát triển mạnh về du lịch, Battambang và 4 tỉnh còn lại là Pursat, Banteay Meanchey, Oddar Meanchey, Pailin của vùng Tây Bắc Campuchia đều là tỉnh nông nghiệp.
Ông Nguyễn Ngọc Khải, Phòng Thị trường Công ty Phân bón miền Nam, cho biết, năm 2014 công ty đã bán hàng sang Campuchia với doanh số 4 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm. Campuchia là thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc chưa có nguồn cung dồi dào về phân bón nhưng để thâm nhập thì cần có thời gian.
ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó trưởng Phòng Thị trường Công ty Vissan cho rằng, sản phẩm của Vissan hiện không có đối thủ cạnh tranh bởi Vissan đã bắt đầu sản xuất nhiều mặt hàng như xúc xích, đồ hộp, pate các loại theo đúng khẩu vị của người dân bản địa. Theo đó, bao bì bên ngoài cũng được sản xuất theo tiếng của Campuchia nên dễ dàng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Vissan cũng đã lên kế hoạch dài hạn về quảng bá, tuyên truyền và phát triển thương hiệu để hỗ trợ cho văn phòng đại diện của công ty tại Phnom Penh bán hàng tốt hơn.
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng, hàng Việt Nam đã và đang tìm được vị thế của mình tại thị trường Campuchia nói chung và các tỉnh Tây Bắc Campuchia nói riêng. Nói cách khác, người dân Campuchia đã bắt đầu ủng hộ hàng Việt ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, Phó chủ tịch cũng lưu ý các DN, việc tổ chức hội chợ tại Battambang nhằm tạo cơ hội cho DN tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng ở các tỉnh của Campuchia, nhưng để trụ vững ở thị trường này và cạnh tranh được với sản phẩm của các nước khác thì DNVN phải giữ chất lượng sản phẩm tốt, đa dạng mẫu mã, đồng thời nhanh chóng phát triển mạng lưới phân phối để hàng Việt Nam có mặt thường xuyên tại đây.
Với vai trò là cơ quan xúc tiến thương mại, bà Phó Nam Phượng, Giám đốc ITPC cho biết, trong thời gian tới ITPC sẽ tổ chức các hội chợ với quy mô lớn hơn, đồng thời tổ chức đợt xúc tiến, kết nối các DNVN và DN vùng Tây Bắc Campuchia để phát triển các chương trình hợp tác thương mại và đầu tư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao