Quốc tế

Hệ thống đánh chặn tên lửa vũ trụ Mỹ không khiến Nga lo sợ

Nhà phân tích thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, ông Thomas Roberts cho biết lý do tại sao hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đặt trên vũ trụ sẽ không hiệu quả khi chống lại Nga.

Trong báo cáo “Ý tưởng tồi: Các phương tiện đánh chặn tên lửa trên vũ trụ” của mình, Thomas Roberts đã bình luận về Luật các khoản tài trợ cho quốc phòng năm 2018 của Mỹ, theo đó Lầu Năm góc sẽ được cung cấp tài chính để chế tạo các tổ hợp trên vũ trụ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ngay từ khi chúng còn đang bay.



Chuyên gia Thomas Roberts cũng chỉ trích về ý tưởng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa bố trí trên vũ trụ của Mỹ do tính hiệu quả thấp và dễ bị tổn thương của chúng. Thomas Roberts nhấn mạnh, việc đánh chặn tên lửa chỉ có thể được thực hiện ở 2 – 3 phút đầu tiên từ khi tên lửa được phóng. Trong khi đó, điều này lại hạn chế hoạt động của các hệ thống phòng thủ, bởi: Thứ nhất, các phương tiện đánh chặn được bố trí trên quỹ đạo địa tĩnh không có khả năng vô hiệu hóa tên lửa ở giai đoạn đang bay; thứ hai, chỉ một hệ thống đánh chặn trên quỹ đạo thấp cách xa Trái đất 2.000 km là không đủ để tiêu diệt mục tiêu đối phương. Để đảm bảo vô hiệu hóa một tên lửa, cần có hàng trăm tên lửa đánh chặn trên quỹ đạo.

Hơn nữa, Thomas Roberts cũng khẳng định, hệ thống đánh chặn tên lửa vũ trụ này sẽ dễ bị tổn thương nếu đối phương vô hiệu hóa một trong các thành phần của chúng.

Chuyên gia Thomas Roberts lưu ý, kế hoạch triển khai các thiết bị đánh chặn vũ trụ hiện nay của Mỹ chỉ có hiệu quả với những khu vực cụ thể. Điều này yêu cầu xây dựng một hệ thống các nhóm vệ tinh GPS giống nhau, tuy nhiên nó cũng không thể đảm bảo với tới toàn bộ lãnh thổ của Nga.

Để thay thế hệ thống đánh chặn tên lửa trên vũ trụ đã được triển khai, Thomas Roberts gợi ý nên tập trung đầu tư vào các hướng khác, trong đó có hệ thống trinh sát vệ tinh.

Nên đọc
Theo Tiền phong
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo