Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD hoạt động như thế nào?
Hàn Quốc hôm 8/7 cho biết, đã có quyết định cuối cùng về việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa khu vực tầm cao giai đoạn cuối (Terminal High Altitude Area Defense - THAAD) khi Seoul và Washington đã chính thức quyết định lắp đặt hệ thống tên lửa tối tân này tại Hàn Quốc nhằm nâng cấp khả năng phòng thủ của hai quốc gia đồng minh này chống lại mối đe dọa gia tăng từ tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, việc triển khai này được thiết kế để bảo vệ tiềm lực quốc phòng của khối đồng minh. Hàn Quốc cũng tiết lộ, một nhóm làm việc chung Mỹ - Hàn đang chuẩn bị xác định vị trí tốt nhất để tiến hành lắp đặt THAAD.
"Hàn Quốc và Mỹ đang làm việc chặt chẽ với nhau để triển khai hệ thống THAAD càng sớm càng tốt", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay.
Theo bộ này, lá chắn THAAD được triển khai nhằm mục đích duy nhất là đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên. Khi THAAD được triển khai, nó sẽ không nhằm vào quốc gia nào khác ngoài Triều Tiên và chỉ được sử dụng để đối phó với các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân từ Triều Tiên, bác bỏ sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.
Theo BBC, hệ thống THAAD sẽ được triển khai hoàn toàn chỉ nhằm đối phó với mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Hệ thống THAAD sẽ hoạt động theo quy trình sau:
1. Đối phương phóng tên lửa
2. Hệ thống radar của THAAD phát hiện được tín hiệu và sẽ gửi thông tin về trung tâm chỉ huy điều khiển
3. THAAD ra lệnh và điều khiển việc phóng tên lửa đánh chặn
4. Tên lửa đánh chặn sẽ trúng vào tên lửa của đối phương
5. Tên lửa đối phương bị phá hủy khi bay gần tới đích (giai đoạn cuối trước khi trúng mục tiêu)
Mỗi xe tải chở bệ phóng có thể mang theo tối đa tám tên lửa đánh chặn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo