Hiến kế: Sáng tạo đặt tên sẽ không còn "phí chồng phí"
Sau khi đăng tải hai bài viết "Có 10 loại thuế phí trên một đầu xe cũng đúng nhưng..." và "Bộ GTVT: Quỹ bảo trì đường thủy là ý tưởng tốt", chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ độc giả, đặc biệt là về việc Bộ Giao thông xem xét thành lập thêm Quỹ bảo trì đường thủy....
10 loại thuế phí, chứ 30-40 loại cũng được
Trước khẳng định của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: "Nếu thống kê có tới 10 loại thuế phí trên một đầu xe cũng đúng, nhưng tôi khẳng định Bộ GTVT không thu phí nào chồng phí nào hết", độc giả Phan Nguyên phản bác:
"Có phí nào mà các ông dám thừa nhận là "không hợp lý"! Điều oái oăm là dân hỏi "Tại sao giá thành đường cao tốc VN đắt gấp 4-5 lần của TQ, của Mỹ mà lại Mau hỏng chừng đó lần" thì các ông lờ tịch, né tránh, đùn đẩy nhay chẳng thèm trả lời. Các ông dám chỉ ra cho dân phàn biện, nhiều người sẽ ủng hộ "thu phí". Dễ òm mà".
Độc giả Trần Nguyễn hài hước: "10 loại thuế, phí / 1đầu xe cũng đúng và có thể tăng lên 30 đến 40 loại thuế, phí /đầu xe cũng đúng thôi. Vì tôi chắn chắn một điều không có chuyện "tên " loại thuế, phí này trùng tên loại thuế phí kia!!!!!. Do chúng tôi đã nghiên cứu rất "khoa học".
Đồng tình, bạn Nguyễn Đình Long cũng cho rằng "nên đặt ra thêm nhiều loại phí nữa, với nhiều tên gọi khác nhau để nói rằng không phải phí chồng phí. Với chỉ một mục đích duy nhất là để bảo trì đường bộ. Tất cả để các loại phí chỉ để đè lên cổ người dân".
Thậm chí, một độc giả khác đề xuất Bộ GTVT 'thu luôn cả phí đi bộ, cứ ló mặt ra đường là thu phí, cho đường đỡ đông".
Còn độc giả có nickname maiyeuem lại 'hiến kế' cho Bộ GTVT "nên cân người tính thuế. Cứ tính thuế theo kg, trẻ em ít cân đóng ít, người gầy đóng ít, người lớn, người béo đóng nhiều". Độc giả này kêu gọi ngành giao thông "hãy tận thu ngay kẻo chẳng kịp".
Trong khi đó, bạn Phạm Chính lại đặt câu hỏi về việc sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ của Bộ GTVT: "Luật Ngân sách đã quy định mọi khoản thuế, phí đều phải nộp trực tiếp vào Ngân sách Nhà nước, sau đó việc chi tiêu Ngân sách phải có dự toán, được Quốc hội phê duyệt và kiểm soát.
Bộ GTVT đã thành lập Quỹ bảo trì đường bộ, nguồn lấy từ phí sử dụng đường, là nguồn tiền đáng lẽ phải nộp trực tiếp vào Ngân sách Nhà nước. Như vậy, về bản chất, Bộ GTVT sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ chính là sử dụng Ngân sách Nhà nước mà không cần phải thông qua Quốc hội. Đây là sự lách luật hay vi phạm luật?".
Về phí qua trạm BOT, trong bài phỏng vấn, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, BOT chỉ thu khi phương tiện vận tải lưu thông trên đoạn đường này mới mất phí. Tuy nhiên, độc giả Lê Sang phản bác:
"Có lẽ ông không biết hay cố tình nói không đúng sự thật?! Trạm thu phí trên quốc lộ 1 tại xã Cam Thịnh Đông, Cam Ranh là để thu phí BOT đoạn tránh Thành phố Phan Rang -Tháp Chàm, cách đó 40 km. Người dân chúng tôi phải trả phí thật vô lí! Còn nữa, hai trạm thu phí đường hầm Đèo Cả trên đất Khánh Hòa và Phú Yên vẫn hoạt động, trong khi đường hầm chưa có. Vậy mà ông nói phí không chồng phí, thưa ông?".
Độc giả Việt viết: "Có lẽ những vụ tai nạn do đường xấu mà người dân được quyền khởi kiện bộ giao thông và bộ giao thông bồi thường thì nên thu loại phí này!!!!! Toàn tận thu rồi chi nhập nhèm thôi, chán lắm".
"Nếu đóng đủ các loại phí như vậy nhưng khi lưu thông mà bị tai nạn do mặt đường thì có kiện được cơ quan thu phí không?", độc giả Thanh Thu đặt câu hỏi.
Cần thêm nhiều quỹ bảo trì
Trong khi dư luận chưa hết hoa mắt vì phí chồng phí trên đường bộ thì Bộ GTVT lại cho biết sẽ nghiên cứu đề án thành lập Quỹ bảo trì đường thủy.
Theo đó, trước thông tin nhóm chuyên gia, chuyên viên cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã khuyến nghị cần thành lập Quỹ bảo trì đường thủy, ông Trương Tấn Viên - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: "Tất cả những ý kiến này cũng sẽ là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu. Bởi vì, đây cũng là một ý tưởng tốt, còn hiện tại quan trọng là phải tìm ra được nguồn thu hợp lý cho Quỹ".
Thông tin trên khiến nhiều độc giả bức xúc gửi phản hồi. Độc giả có nick name Sỹ Cương viết: "Thế này thì lại sắp có phí bảo trì đường hàng không,... Phí bảo trì đường cấp, thoát nước, phí bảo trì đường... Nói chung cứ có từ đường là có phí bảo trì. Thật là đỉnh cao trí tuệ Việt".
Một độc giả bổ sung: "Sáng kiến chưa toàn diện, còn thiếu "Phí bảo trì đường rừng" nữa các bác ạ. Những gì không đi bằng các loại đường kia thì quy về hết đường rừng là đẹp nhất".
Độc giả Phước nêu ý kiến: "Còn nhiều đường lắm: Đường tán, đường cục, đường thốt nốt, đường phèn, đường trắng, đường vàng, đường hóa học......".
"Triệt để thực hiện chính sách tận thu, không những tàu bè mà thu cả ô tô, xe máy đi vào đường bị ngập cũng phải đóng, vừa đóng phí đường bộ, vừa đóng phí đường thuỷ, vì đường bộ lúc đó cũng thành đường thuỷ rồi" - Độc giả với nick name Ba Dũng viết.
Hài hước hơn, bạn Thanh Bình đánh giá "đó là sáng kiến+ ý kiến+ ý tưởng. . . vv hay nhất trong năm 2014 này. Sang năm 2015 sẽ có quỹ bảo trì đường không nữa, 2016 sẽ có quỹ bảo trì đường thủy dưới mặt biển nữa, sang năm 2017 sẽ có quỹ bảo trì đường âm (đường cho những người chết) nữa. Tóm lại tất cả các quỹ đó đều là quỹ bảo trì chức vụ mà thôi".
Độc giả Trương Hữu Tham lại thẳng thắn: "Lại vẽ ra quỹ bảo trì đường thủy tiền đổ xuống sông biết bao nhiêu cho vừa mà bảo trì cái gì nhỉ? Bảo trì sông biển à nên kiểm tra chỉ số IQ và xem lại tinh thần người Việt".
Độc giả Nguyễn Sinh Sự phân tích: "Bộ Giao thông cứ ra văn bản Nghị định này “đè” Nghị định kia, để thu phí này phí kia, chẳng qua là biến tướng của cách dùng từ. Các bạn đọc Nghị định 186-CP của Chính phủ ngày 7/12/1994 “viề việc thu phí giao thông qua xăng dầu. Thấy rất rõ: Điều 1 Quy định: Tổ chức, cá nhân mua xăng dầu, dầu diêzen của các tổ chức được phép nhập khẩu, chế biến xăng dầu (trừ xăng máy bay, xăng công nghiệp, dầu mazút, dầu lửa) đều phải chịu lệ phí giao thông tính vào giá bán xăng dầu.(từ tháng 2- 3 /2013 các báo đã nêu, lúc ấy Thăng “chém gió” phát ngôn, nay thấy bị “đớ” nên để Trường “ngố” phát ngôn. Ngày13/3/2012 ban hành NĐ 18/2012/NĐ-CP, để tận thu thêm cho đầy lòng tham của Bộ.
Khi dân mua mua xăng dầu về dùng cho các phương tiện thủy như đi biển đánh bắt cá, các tàu vận tải thủy, bơm nước tưới tiêu nông nghiệp, chạy máy phát điện… không tham gia giao thông đường bộ, đã phải bỏ ra 1.000đ/lít (một ngàn đồng/lít xăng dầu) dành cho quỹ “Bảo trì đường bộ” hay “Để tạo nguồn bảo đảm nhu cầu chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường giao thông trong cả nước” rồi !
Tàu thủy (nói chung là các phương tiện thủy), thực chất đã phải nộp phí theo NĐ 186-CP rồi. Nay lại dự kiến thu Quỹ bảo trì đường thủy. Đường thủy lại giống đường Bộ sắp có “phí chồng phí vợ” đây".
Báo Đất việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo