Cải cách hành chính: 'Chìa khóa' giúp hàng hóa Việt tận dụng hiệu quả các FTA
Thống kê của cho thấy, đến nay, tất cả các thị trường có của ta đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao so với thời điểm trước khi có FTA. Trong đó, nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng rất cao sau khi thực thi Hiệp định như Chi-lê (tăng gấp 3,6 lần sau 5 năm, tốc độ tăng bình quân 28,9%/năm), Ấn Độ (tăng gấp 15,6 lần sau 9 năm, tốc độ tăng bình quân 35,6%/năm), Hàn Quốc (tăng gấp 21,6 lần sau 12 năm, tốc độ tăng bình quân là 29,2%/năm), Trung Quốc (tăng gấp 14,3 lần sau 14 năm, tốc độ tăng bình quân là 20,9%/năm). Đặc biệt, một số thị trường mới trong CPTPP có mức tăng tốt ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sang Canada tăng 32,9% (đạt 1,83 tỷ USD); Mexico tăng 23,4%...
Cụ thể, Bộ Công Thương đã triển khai hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa; tổ chức thực hiện việc phân luồng doanh nghiệp trong quy trình cấp C/O ưu đãi; đẩy mạnh cấp C/O qua Internet, đẩy mạnh tự chứng nhận xuất xứ. Nhờ khai báo C/O điện tử và cấp C/O qua Internet, theo đó thời gian cấp C/O tại các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Cục chỉ trong vòng 2-4 giờ làm việc, đặc biệt có Phòng giải quyết thủ tục trong khoảng 1 giờ làm việc đối với những lô hàng xuất khẩu bằng đường hàng không.
Để có được kết quả này, trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực tổ chức triển khai nhiều giải pháp để tận dụng cơ hội mang lại từ các FTA. Trong đó, bên cạnh việc tuyên truyền đến các doanh nghiệp về các lợi ích của FTA, Bộ Công Thương đã tích cực cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Theo đó, tổng kim ngạch sử dụng các loại C/O ưu đãi theo FTA năm 2018 đạt 46,2 tỷ USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Việt Nam ký FTA. Mức tỷ lệ sử dụng C/O này phản ánh doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang dần nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan tại các thị trường có FTA với Việt Nam trong những năm qua. Đây cũng chỉ là tỷ lệ bình quân của các mẫu C/O. Nhiều thị trường có tỷ lệ sử dụng C/O để xuất khẩu rất cao như Hàn Quốc (60%), Nhật Bản (37,8%)...
Riêng với thị trường khối CPTPP, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng số lượng C/O CPTPP được cấp là 8.265 bộ với trị giá 188,4 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 18,93 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 15,44% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang Canada, trị giá đạt 1,83 tỷ USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang một số quốc gia khác trong CPTPP như Brunei, Mexico, Peru, New Zealand đều có dấu hiệu tăng.
Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đều có tăng trưởng tốt ở các thị trường đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam chưa ký kết FTA trước đây như xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Canada tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sang Mexico tăng 24,6%, xuất khẩu sang Peru tăng 40,2%. Các mặt hàng xuất khẩu đã được cấp C/O CPTPP bao gồm giày dép, hàng dệt may, đồ gia dụng, thực phẩm chế biến, đồ gỗ…
Nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng đã hoàn thành việc xây dựng và bắt đầu thực hiện cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương (tại địa chỉ http://online.moit.gov.vn) ở mức độ 3 đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu kể từ ngày 1/11/2019. Động thái này được kỳ vọng sẽ tiếp tục giúp các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả lợi thế từ các FTA.
Bộ Công Thương khẳng định thời gian tới sẽ tiếp tục đơn giản hóa, hiện đại hóa hoạt động cấp C/O: tổ chức thực hiện và theo dõi triển khai việc phân luồng doanh nghiệp trong quy trình cấp C/O ưu đãi; đẩy mạnh cấp C/O qua Internet. Đồng thời tăng cường các biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; Đẩy mạnh công tác hậu kiểm tại tổ chức cấp C/O và các doanh nghiệp đề nghị cấp C/O. Chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu trong trường hợp có yêu cầu xác minh xuất xứ nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp mượn xuất xứ Việt Nam để tránh việc giả mạo xuất xứ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo