DNVN - Đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, nguồn lực hạn chế, hay thiếu thông tin về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... được coi là những rào cản không nhỏ khiến doanh nghiệp (DN) Việt Nam chưa tận dụng được hết lợi thế của hiệp định này.
Sau 3 năm, tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Việt Nam đã khai thác khá tốt hiệp định này dưới nhiều chiều cạnh, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều thách thức về chuyển đổi số, cải cách thể chế.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hoan nghênh các nỗ lực của APEC trong duy trì đà hợp tác của khu vực, đẩy lùi đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Ngày 10/11, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Đại sứ quán Australia tổ chức hội thảo “Hoạt động Xây dựng Pháp luật thực thi CPTPP-Đánh giá hiệu quả thực hiện và Hàm ý chính sách”.
Tính đến ngày 2/11, Ban thư ký ASEAN đã nhận được văn kiện phê chuẩn/chấp thuận (IOR/A) từ 6 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cũng như từ 4 quốc gia ký kết khác gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand.
Ông Ted Osius, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN nhận định, việc Trung Quốc xin gia nhập CPTPP là một lời cảnh tỉnh lớn đối với Mỹ.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
DNVN - 7 tháng đầu năm 2021, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP đạt 52 tỷ USD, tăng 23,36% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 8/10 thị trường thành viên CPTPP tăng trưởng mạnh.
Việc Trung Quốc đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang giá trị biểu tượng, nhưng có khả năng cao là Bắc Kinh sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn cao do CPTPP đề ra.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các bộ trưởng 11 nước thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã lên kế hoạch nhóm họp trực tuyến vào ngày 1/9 tới.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 1425/QĐ-TTg ngày 24/8/2021 chỉ định các cơ quan đầu mối để triển khai thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA).
DNVN - Việc Peru chính thức thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là cơ sở để thúc đẩy kim ngạch song phương Việt Nam – Peru, mang lại cơ hội mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Peru trong thời gian tới.
DNVN - Trong bối cảnh hiện nay, dù không một thông báo công khai nào được Nhà Trắng đưa ra về việc tái gia nhập hoặc không gia nhập CPTPP nhưng giới chuyên gia nhận định khả năng Mỹ quay lại CPTPP "sớm xảy ra". Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng việc Mỹ tái gia nhập CPTPP là khó xảy ra.