Hiệp định CPTPP

CPTPP: Cơ hội và thách thức với Việt Nam khi thực hiện nghĩa vụ về minh bạch

PGS. TS TRẦN VIỆT DŨNG, Đại học Luật TP HCM khẳng định thực hiện nghĩa vụ về minh bạch trong CPTPP sẽ thúc đẩy quá trình cải cách tư pháp và hành chính của Việt Nam nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.

Những cam kết về minh bạch trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được coi là một trong số những cam kết khó thực hiện nhất khi Việt Nam tham gia vào CPTPP.

Xung quanh vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Việt Dũng - Trưởng khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP HCM.

Theo ông, minh bạch có ý nghĩa thế nào đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung, đối với tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nói riêng? Thực hiện được yêu cầu, nghĩa vụ minh bạch khi tham gia CPTPP, Việt Nam sẽ khắc phục được tồn tại nào và đặt ra những kì vọng gì?

Minh bạch là một trong những cấu thành quan trọng của một nhà nước pháp quyền, nơi mọi vấn đề và thủ tục được điều chỉnh rõ ràng trên cơ sở pháp luật. Minh bạch trong pháp luật thương mại quốc tế nói chung và hiệp định CPTPP nói riêng đảm bảo tính dễ dự đoán đối với chính sách và pháp luật quốc gia, giúp việc đánh giá các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại quốc gia cụ thể đó được thực hiện dễ dàng hơn.

Trong khuôn khổ CPTPP, minh bạch được nhấn mạnh trong hầu hết các Chương của hiệp định (từ thủ tục đấu thầu, thủ tục tố tụng, khiếu nại cho tới tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, cạnh tranh...) dưới hình thức các quy định về nghĩa vụ công khai thông tin, thời hạn thông báo phản hồi yêu cầu... Đặc biệt, CPTPP quy định một chương độc lập và cụ thể về nguyên tắc và cách thức triển khai minh bạch hóa (Chương 26: Minh bạch hóa và chống tham nhũng).

Thực hiện nghĩa vụ về minh bạch trong CPTPP sẽ thúc đẩy quá trình cải cách tư pháp và hành chính của Việt Nam trong thời gian tới nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, qua đó giúp hoàn thiện môi trường đẩu tư kinh doanh tại Việt Nam.

PGS.TS Trần Việt Dũng - Trưởng khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP HCM.

Trong các cam kết về minh bạch hóa, cam kết minh bạch trong mua sắm công được xem là bước ngoặt lớn trong lịch sử hoạt động mua sắm công của chúng ta lâu nay. Ông có thể cho biết, đối với cơ quan thực hiện mua sắm công, nếu không thực hiện đúng các nguyên tắc của Chương Mua sắm của Chính phủ là đảm bảo công khai, minh bạch thì sẽ gặp những rắc rối, hệ lụy gì?

Theo quy định của Điều 15 CPTPP, mỗi nước thành viên có nghĩa vụ thành lập và duy trì một cơ quan hành chính hoặc tư pháp (độc lập với các cơ quan mua sắm của Chính phủ) để xử lý một cách công bằng, kịp thời, minh bạch và hiệu quả khiếu nại hoặc kiến nghị về thủ tục đấu thầu. Quy trình giải quyết kiến nghị phải được thể hiện dưới dạng văn bản và được công bố rộng rãi.

Việc quyết định áp dụng những biện pháp (bao gồm cả các biện pháp tạm thời) hoặc giải pháp khắc phục cần xem xét tới những hậu quả bất lợi nghiêm trọng đối với lợi ích của các bên liên quan, bao gồm cả lợi ích công.

Theo Đỗ Huyền/Diễn đàn doanh nghiệp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo