Hiệp định CPTPP

CPTPP: Ô tô con, xăng dầu, sắt thép chờ 10 năm mới được xóa bỏ thuế quan

(DNVN)- Tham gia CPTPP,có tới 65,8% số dòng thuế nhập khẩu sẽ xóa bỏ ngay khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ 14/1. Các mặt hàng như ô tô con có dung tích xi lanh từ 3000cc trở lên sẽ được xoá bỏ thuế quan vào năm thứ 10 và sắt thép, xăng dầu vào năm thứ 11.

Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng CPTPP vào năm 2026 / 'Gót chân Asin' của doanh nghiệp Việt khi vào CPTPP

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Dự thảo nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019-2022 .

Theo nội dung dự thảo, sẽ xóa bỏ thuế ô tô con có dung tích xi lanh từ 3000cc trở lên vào năm thứ 10; vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới. Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với ô tô cũ với lượng hạn ngạch ban đầu là 66 chiếc, lượng hạn ngạch sẽ tăng dần và đạt 150 chiếc kể từ năm thứ 16.


Thuế trong hạn ngạch giảm về 0% vào năm thứ 16, thuế ngoài hạn ngạch thực hiện theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN). Mặt hàng sắt thép, xăng dầu, theo lộ trình chủ yếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 11.

Mặt hàng dệt may, giày dép, gạo, phân bón xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tương tự, mặt hàng nhựa và sản phẩm nhựa; hóa chất và sản phẩm hóa chất; giấy, đồ gỗ; máy móc, thiết bị: phần lớn xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số loại xóa bỏ vào năm thứ 4.

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu, cơ bản theo lộ trình từ 5-15 năm sau khi hiệp định có hiệu lực.

Một số nhóm mặt hàng quan trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản (70 mặt hàng) được tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu. Ngoài 65,8% số dòng thuế nhập khẩu sẽ xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4; 97,8% số dòng thuế xóa vào năm thứ 11; còn lại sẽ xoá bỏ chậm nhất vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.

Dự thảo nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện CPTPP giai đoạn 2019-2022, Biểu thuế xuất khẩutrong CPTPP gồm 519 dòng thuế.

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu, cơ bản theo lộ trình từ 5-15 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản (70 mặt hàng) được tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu.

Điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP là có chứng từ vận tải và tờ khai nhập khẩuthể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước trên. Yêu cầu cung cấp chứng từ vận tải và tờ khai nhập khẩu nhằm mục đích đảm bảo kiểm soát được hàng hóa thực tế được nhập khẩu vào lãnh thổ các nước theo quy định do quy trình xuất khẩu không áp dụng được chứng nhận xuất xứ (C/O) như trường hợp nhập khẩu.

Biểu thuế nhập khẩu gồm 10.216 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 1.442 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Về cam kết thuế nhập khẩu trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế.

Hồ Khánh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm