CPTPP sẽ gia tăng nguồn cung hàng hóa cho ngành phân phối, thương mại và logictics
Ngành dệt may mất dần lợi thế / Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)tổ chức hội thảo ngành phân phối - thương mại điện tử - logistics Việt Nam trước cơ hội và thách thức từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hiệp định CPTPP trong đó Việt Nam là thành viên đã có hiệu lực từ ngày 14/1 năm nay. Theo đánh giá của VCCI, đối với ngành phân phối, thương mại điện tử và logistics thì tác động trực tiếp của CPTPP về mở cửa thị trường là không đáng kể so với cam kết mở cửa trong Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Bùi Tư.
Do đó, với CPTPP, tác động chính sách là không đáng kể, mà chỉ tạo ra sự ổn định hơn và có thể dự đoán trước. Tuy nhiên, tác động gián tiếp từ thực thi CPTPP sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trong hội nhập.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI)nhìn nhận, tác động gián tiếp từ CPTPP có rất nhiều và tác động chung cho tất cả các ngành, trong đó có ngành phân phối, ngành logistics và thương mại điện tử. Môi trường đầu tư sẽ minh bạch, thuận lợi, an toàn hơn với những cam kết về thể chế trong CPTPP, qua đó giúp thị trường trở nên hấp dẫn hơn.
Điểm đáng chú ý, nhóm cam kết trong CPTPP sẽ giúp 3 phân ngành phân phối, thương mại điện tử và logistics phát triển. Đơn cử như cam kết về loại bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ tạo điều kiện gia tăng nguồn cung hàng hóa cho phân phối, thương mại và tăng cầu cho dịch vụ logistics.
Cam kết về hải quan sẽ tạo thuận lợi thương mại, các biện pháp phi thuế tạo cơ hội giảm chi phí kinh doanh. Còn cam kết về mở cửa thị trường các dịch vụ phục vụ sản xuất (như tài chính, viễn thông...) tạo cơ hội giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp.
Các diễn giả thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Bùi Tư |
Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, trong hơn 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, các nhà bán lẻ Việt Nam đã được thử thách, tôi luyện với thách thức từ thị trường. Với mức độ mở của của Hiệp định CPTPP, cộng đồng bán lẻ đã chuẩn bị tinh thần, nên tác động từ hiệp định đến ngành bán lẻ là không lớn lắm, không làm thay đổi thị trường.
Bà Loan cũng cho biết, với việc mở cửa thị trường theo Hiệp định CPTPP, nhiều hàng hóa từ các nước sẽ vào Việt Nam, đem lại nguồn cung vô cùng lớn. Tất các các hàng nhập khẩu có chất lượng đều được cạnh tranh công bằng với hàng Việt. Chính vì vậy, hàng Việt phải nỗ lực nhiều hơn để thông qua kênh bán lẻ cung cấp cho người tiêu dùng.
Trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ cùng với doanh nghiệp tổ chức nhiều buổi hội thảo, tư vấn để phổ biến thông tin về hiệp định để cho các doanh nghiệp hiểu rõ và nắm bắt những cơ hội từ hiệp định này./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo