Hiệp định CPTPP

EVFTA và nỗi lo của ngành Dược

Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA và EVIPA) đã trình Quốc hội và dự kiến sẽ được thông qua ngày 28/5 tới. Nếu như EVFTA được thực thi sẽ mở ra cơ hội cho nhiều ngành nghề thì vẫn có những ngành nghề gặp những áp lực rất lớn, trong đó có ngành dược phẩm.

Hội đồng châu Âu thông qua thủ tục cuối cùng với EVFTA / EVFTA được kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Mặc dù Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Dược được ban hành đã cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu, nhưng lại đưa ra nhiều hạn chế khác, trong đó có việc mở động khái niệm phân phối thuốc bao gồm cả các dịch vụ kho bãi và vận chuyển…đã khiến các doanh nghiệp EU không thể triển khai các kế hoạch đầu tư, kinh doanh hiệu quả.

Áp lực lớn tới doanh nghiệp Việt

Nhưng khi EVFTA có hiệu lực cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp EU. Cụ thể, EVFTA quy định sẽ loại bỏ thuế quan ngay khi có hiệu lực đối với toàn bộ các sản phẩm dược phẩm (Chương 30, 38 của Biểu cam kết thuế của EU), cũng như tất cả các sản phẩm từ động vật, nhuyễn thể, thực vật được sử dụng để bào chế, sản xuất dược phẩm, các loại hóa chất, dụng cụ sử dụng cho dược phẩm (Chương 02, 05, 12, 19, 48, 70 của Biểu cam kết thuế của EU).

Dây chuyền sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP của Traphaco

Dây chuyền sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP của Traphaco

Việt Nam cũng cam kết loại bỏ thuế quan cho dược phẩm, dược liệu từ EU ở mức hạn chế hơn so với EU, theo đó: Loại bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với khoảng 71% các sản phẩm dược phẩm, dược liệu (phần lớn các dòng sản phẩm này hiện mức thuế MFN thông thường mà Việt Nam đang áp dụng đã là 0%). Loại bỏ thuế quan dần trong vòng 5-7 năm (cá biệt có trường hợp 10 năm) kể từ khi EVFTA có hiệu lực đối với các dược phẩm, dược liệu còn lại (các dòng sản phẩm này hiện đang có mức thuế MFN thông thường dao động trong khoảng 5-8%)

Tuy nhiên, do thuế MFN hiện hành mà EU đang áp dụng với dược phẩm, dược liệu nhập khẩu từ tất cả các nước vào EU đã là 0% nên mức cam kết này của EU trong EVFTA không tạo thêm lợi thế mới nào cho doanh nghiệp dược Việt Nam (kể cả trong việc nhận thêm các đơn hàng gia công).

Trong hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp Dược phẩm của Việt Nam cũng tỏ ra lo lắng bởi dược phẩm vốn là nhóm hàng có thế mạnh của EU, nên khi doanh nghiệp Dược EU có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, sản xuất và phân phối tại thị trường Việt thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt khá yếu ớt.

Theo tìm hiểu, hiện nhiều loại thuốc nội chất lượng đã tương đương thuốc ngoại mà giá chỉ bằng 1/20 nhưng người tiêu dùng vẫn “quay lưng” và chuộng thuốc ngoại do tư tưởng xính ngoại. Ngay như thị trường thuốc trong bệnh viện chiếm tới 65% thị trường thuốc cả nước, thuốc ngoại đang ở thế “thượng phong” do thuộc nhóm ưu tiên trong đấu thầu. Các doanh nghiệp nội muốn tham gia thì phải đầu tư công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu GMP – EU với chi phí đầu tư vào khoảng 300 tỉ, đây có lẽ là rào cản khó vượt qua đối với doanh nghiệp nhỏ.

 

Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT công ty Traphaco nói rằng, dù rất tốn kém nhưng từ năm ngoái, doanh nghiệp này đã đầu tư công nghệ để cạnh tranh với các sản phẩm đến từ EU, đồng thời đón nhận cơ hội mới mà EVFTA mang lại trong lĩnh vực dược phẩm. “Với những doanh nghiệp lớn như chúng tôi, dù sẵn sàng đầu tư GMP – EU nhưng thương hiệu chưa thể bằng các doanh nghiệp EU nên vẫn còn nhiều khó khăn ở phía trước” Bà Thuận nói.

Không quá bi quan như nhiều doanh nghiệp Việt, công ty Cổ phần Công nghệ Mới Nhật Hải (OIC New) lại coi đây là một cơ hội để xuất khẩu các sản phẩm của mình sang EU. Để chuẩn bị cho tiến trình này, doanh nghiệp này đã nghiên cứu sản phẩm dược, nhập nguyên vật liệu, công nghệ EU sản xuất thuốc thành phẩm xuất ngược trở lại EU.

Để chuẩn bị cơ hội từ EVFTA, năm ngoái, sau 7 năm nghiên cứu, OIC NEW đã cho ra sản phẩm đầu tiên là nano curcumin chiết xuất từ tinh chất curcumin có trong củ nghệ vàng Việt Nam, cùng các phụ liệu bao gói được nhập khẩu đạt chuẩn USP/EP của Mỹ và Châu Âu để cho ra đời sản phẩm Nano Curcumin dạng dung dịch… “Doanh nghiệp sẽ thông qua các đại lý dược phẩm EU tại Việt Nam để giới thiệu và xuất khẩu các sản phẩm vào EU trong thời gian tới”. Ông Lưu Hải Minh, Tổng giám đốc OIC New nói

Ba điểm yếu “cốt tử”

Theo một nghiên cứu của VCCI và Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu về những tác động của EVFTA tới ngành dược của Việt Nam cho thấy, cam kết của EVFTA về thuế quan đối với dược phẩm được cho là không tạo ra thay đổi gì lớn trong tương lai gần đối với việc xuất, nhập khẩu dược phẩm giữa Việt Nam và EU.

 

Việt Nam được đánh giá là một thị trường dược phẩm màu mỡ cho các doanh nghiệp.

Việt Nam được đánh giá là một thị trường dược phẩm màu mỡ cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các cam kết liên quan tới dược phẩm ở các khía cạnh khác sẽ có tác động đáng kể tới thị trường và doanh nghiệp dược Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực, theo hướng: Dược phẩm từ EU sẽ vào Việt Nam thuận lợi, dễ dàng và trực tiếp hơn, mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm sẽ được tăng cường, khiến dược phẩm khó trở thành generic, khó giảm giá hơn Cạnh tranh gay gắt hơn trong các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện Việt Nam (trong nhóm đã cam kết mở cửa cho nhà thầu EU)

Tác động này rõ rệt hơn với các loại biệt dược, thuốc chuyên dụng (nhóm thuốc có bảo hộ độc quyền, Việt Nam chưa sản xuất được). Đối với các sản phẩm thuốc thông thường, thuốc generic mà Việt Nam đã sản xuất được, các tác động không quá lớn.

 

Như vậy, tác động đối với doanh nghiệp dược Việt Nam từ EVFTA là không giống nhau: Tác động dự kiến của EVFTA đối với thị trường và ngành dược Việt Nam? EVFTA ít tác động tới cạnh tranh trên thị trường thuốc của các doanh nghiệp sản xuất

EVFTA có thể tạo ra tác động bất lợi với các doanh nghiệp chờ hết hạn bảo hộ thuốc biệt dược để sản xuất tự do. Ngoài ra EVFTA sẽ hạn chế khả năng của các doanh nghiệp muốn xin cấp phép lưu hành các dược phẩm vốn đã được lưu hành trên thị trường bởi doanh nghiệp khác. Đồng thời, tạo ra sức ép cạnh tranh lớn hơn đối với doanh nghiệp trong nước (từ các nhà cung cấp EU) trong các gói thầu mua thuốc của các bệnh viện hoặc các cơ quan y tế.

Đặc biệt, có ba điểm hạn chế được cho là “cốt tử” của ngành dược Việt Nam, Thứ nhất, chưa sản xuất hoặc sản xuất được rất ít các loại thuốc đặc trị; Thứ hai, hạn chế trong áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, Thứ ba, tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới thấp (5% doanh thu ở các doanh nghiệp trong nước và 15% ở các FDI)

Dù vậy, thị trường Việt Nam vẫn được xem là một mảnh đất màu mỡ của các doanh nghiệp Dược phẩm. Một nghiên cứu mới đây của BMI Research, dù gặp nhiều khó khăn về sản xuất và công nghệ nhưng với cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có tốc độ già hóa nhanh, thu nhập, tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao, sẽ là động lực cho ngành dược phẩm tiếp tục tăng trưởng.Trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới.

Dự báo từ hãng nghiên cứu thị trường IBM về độ lớn thị trường dược phẩm nước ta sẽ đạt 7,7 tỉ USD vào năm 2021, và lên đến 16,1 tỷ USD năm 2026, với tỉ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam.

 

Trở lại câu chuyện Quốc hội sẽ thông qua EVFTA có thể thấy, sẽ không quá nếu nói rằng cả một “bầu trời” cơ hội đang mở rộng phía trước đối với các doanh nghiệp Việt sau khi EVFTA và EVIPA đi vào thực thi. Bên cạnh những thách thức thì chắc chắn ngành Dược vẫn có những cơ hội mà Hiệp định này mang lại.

Rõ ràng, tiếng là Hiệp định thương mại tự do nhưng nó không hề “tự do” bởi những cam kết, ràng buộc rất rõ ràng. Nó sẽ chỉ thực sự “tự do” khi mà trong cuộc chơi hai bên tham gia một cách nghiêm túc và sòng phẳng…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm