Hiệp định CPTPP

Ngành dệt may cần “đi thăng bằng trên dây”

Theo Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu: Ngành dệt may chưa nên hướng tới mục tiêu phải nội địa hóa tối đa bằng mọi giá, cần phải “đi thăng bằng trên dây” - phát triển bền vững.

Doanh nghiệp dệt may "gặp khó" vì quy tắc lao động trong CPTPP / Chính thức áp dụng cấp chứng thư XK qua Internet cho hàng dệt may đi Mexico

Không nênđầu tư dàn trải

Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một động lực phù hợp cho ngành dệt may Việt Nam phát triển sản xuất nguyên phụ liệu.

Ông Hiếu nhận định: Thực tế số lượng nhập khẩu từ các nước trong khối CPTPP, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 14,5% trong tổng số xuất khẩu của toàn ngành năm 2018. Bài toán hàng đầu đối với ngành dệt may từ khi CPTPP có hiệu lực là lợi thế về nhân công giá rẻ không còn nên phải tiến hành nội địa hóa để mang lại lợi nhuận. Đây là việc làm khó và muốn làm phải “có thực mới vực được đạo”.

Ngành dệt may cần  “đi thăng bằng trên dây”Ngành dệt may cần “đi thăng bằng trên dây”

“Dệt may Việt Nam chưa thể đầu tư nhanh và mạnh vào khâu dệt, nhuộm hoàn tất, marketing, phân phối - những khâu mang lại lợi nhuận cao, bởi đòi hỏi tỷ suất đầu tư rất lớn. Đồng thời, nguồn lực về tài chính, nhân sự, thị trường của Việt Nam đều chưa đủ để đầu tư sản xuất toàn bộ nguyên liệu cho khu vực CPTPP. Do đó, phải tính toán việc đầu tư nội địa hóa như thế nào để phù hợp với quy mô sản xuất”, ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cũng nêu vấn đề: Quy mô sản xuất vải của Việt Nam đạt khoảng 2 tỷ mét/năm. Trong khi quy mô sản xuất của Trung Quốc gần 90 tỷ mét vào năm 2017.

Để đáp ứng quy tắc xuất xứ, giả thiết Việt Nam tăng quy mô sản xuất lên 8 tỷ mét/năm, cũng mới chỉ bằng 8% quy mô sản xuất của Trung Quốc. Lúc này, giá vải sản xuất ra sẽ có giá cao hơn ít nhất 30% so với giá vải của Trung Quốc, liệu các nước khu vực CPTPP có chấp nhận lựa chọn vải Việt Nam?

Đáng chú ý, với 8 tỷ mét vải là các loại vải khác nhau, phải chia ra sản xuất ở 100 nhà máy, gây khó khăn, tăng chi phí cung ứng, khiến giá thành càng khó cạnh tranh với vải Trung Quốc; việc quản trị chuỗi cung ứng cũng phức tạp hơn khi phải dàn sản xuất dù lượng hàng nhỏ.

“Điểm nghẽn” chi phí R&D

 

Năm 2016, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra dự báo, 85% lao động trong ngành dệt may của Việt Nam sẽ bị máy móc công nghệ của cuộc CMCN 4.0 thay thế. Thực tế, nhận diện tác động sau 3 năm và các bước đi để tiếp cận công nghiệp 4.0 với ngành dệt may, trong vòng 10 năm tới, 85% lao động dệt may bị ảnh hưởng là chưa có khả năng xảy ra. Việc tăng năng suất và tự động hóa các khâu khó trong sản xuất, chỉ làm giảm nhu cầu về lao động giản đơn trong ngành may khoảng 15%, giảm ở khâu trải vải (trải bằng máy, cắt bằng lazer, định vị trên máy tính), đóng gói tự động. Tuy nhiên, công nhân trên chuyền may chưa giảm.

Theo một khảo sát mới đây của Vinatex, nếu xét trên thang điểm 5 về độ sẵn sàng và mức độ công nghệ phù hợp nhất với CMCN 4.0 thì, các DN dệt may Việt Nam được khảo sát hiện chỉ ở mức điểm trung bình 2.59/5 điểm của khảo sát, trong đó nhóm ngành sợi có mức độ hiện đại hóa cao nhất 3.02, ngành may 2.85, ngành dệt đang ở mức thấp nhất với 2.05 điểm.

Điểm nghẽn khó nhất của các DN dệt may Việt Nam là chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) rất thấp, gần như không có do tỷ suất lợi nhuận thấp, tích lũy quy mô còn nhỏ và phải xuất phát từ chính sách của Chính phủ.

Theo đó, giải pháp quan trọng đầu tiên để phát triển nhanh, bền vững ngành dệt may là trong Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp của Việt Nam đến năm 2030, Chính phủ cần xác định rõ ngành dệt may sẽ phát triển đến quy mô nào? Trong Chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp dệt may, cần phân tích kỹ chính sách của các quốc gia cạnh tranh để có chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh không phù hợp; có chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường…

Theo Hoan Nguyễn/Thương hiệu & Công luận
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm