Nhật Bản ủng hộ Anh tham gia CPTPP hậu Brexit
Quân đội Syria giành chiến thắng quyết định tại khu vực Tây Nam / Quân đội Mỹ ở Syria: Damascus không mời tới, chỉ yêu cầu rút đi
Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liam Fox (trái) và Bộ trưởng phụ trách vấn đề phục hồi kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi (Ảnh: ANN News).
Tuy nhiên, tại cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liam Fox ở Tokyo ngày 31/7, Bộ trưởng phụ trách vấn đề phục hồi kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết ông sẽ hết sức hỗ trợ để Anh có thể tham gia CPTPP. Ông Motegi cũng chính là quan chức phụ trách các vấn đề liên quan CPTPP của Nhật Bản
“Tôi rất ủng hộ sự quan tâm của nước Anh trong vấn đề tham gia CPTPP. Đó là sự khuyến khích to lớn tới những nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống thương mại tư do tuân thủ theo quy tắc, và chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Anh hết mình, bao gồm việc cung cấp những thông tin hữu ích và sẽ làm trung gian cho Anh khi thương lượng với các nền kinh tế thành viên của CPTPP ”, ông Motegi phát biểu.
Ông Fox ghi nhận sự ủng hộ của ông Motegi, nhận định: “Chúng tôi rất ấn tượng với sự lãnh đạo của Nhật Bản và Thủ tướng Shinzo Abe trong việc đàm phán CPTPP”. Bộ trưởng Anh còn nhấn mạnh về mối quan hệ gần gũi giữa Anh và Nhật Bản, 2 nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới và quyết tâm của London và Tokyo về việc duy trì một hệ thống thương mại tư do, mở cửa dựa trên quy tắc quốc tế.
Trong lịch trình công du, ông Fox dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Abe, cũng như tham gia cuộc gặp giữa các doanh nhân Anh và nhà đầu tư Nhật Bản để thương lượng về việc phát triển quan hệ thương mại giữa 2 nước trong tương lai.
Nhật Bản là quốc gia có GDP chiếm gần một nửa của các nước thành viên CPTPP và là đối tác thương mại lớn nhất của Anh với quy mô giao dịch ước đạt 37 tỷ USD trong năm 2017, tăng gần 15% so với năm trước.
Tổng giao dịch thương mại của các nước thành viên CPTPP với Anh là gần 108 tỷ USD, cao hơn các đối tác của Anh như Hà Lan, Pháp hay Trung Quốc.
Sau khi Mỹ rút khỏi TPP năm ngoái, 11 nền kinh tế còn lại - gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - đã tích cực đàm phán và đưa ra phiên bản mới mang tên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này đã được ký kết tại Chile hồi đầu tháng 3/2018.
End of content
Không có tin nào tiếp theo