Hiệp định CPTPP

Thị trường ngách - cơ hội mới của ngành sữa Việt Nam

Tận dụng tốt cơ hội từ CPTPPP, doanh nghiệp sữa cần đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu tốt.

Cần "bộ lọc" với các dự án FDI / Kinh tế tư nhân là 1 trong 4 trụ cột thúc đẩy tăng trưởng

Thời gian qua, ngành sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt, năm 2018 tăng 9%. Hiện nay, khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, đểtận dụng tốt cơ hội của hiệp định này và vượt qua thách thức,doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam cần nâng cao sức cạnh tranh bằngchất lượng sản phẩm, giá thành và chọn thị trường ngách.

Đây là nội dung các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo Ngành sữa Việt Nam cơ hội và thách thức trước thềm trước CPTPP diễn ra chiều 31/5 tại TPHCM. Hội thảo do Hiệp hội sữa Việt Nam tổ chức.

vao cptpp va co hoi cho nganh sua cua viet nam hinh 1
Doanh nghiệp sữa muốn giảm giá thành sản phẩm cần cải tiến sản xuất, tổ chức lại lao động, tăng năng suất.

Thực thi Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam có cơ hội nhập thiết bị, dây chuyền sản xuất, con bò giống, các sản phẩm sữa... với thuế thấp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt thách thức trước lộ trình cắt giảm các mặt hàng sữa, sản phẩm từ sữa nhập khẩu cũng dần về mức thuế 0%.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, để tận dụng tốt cơ hội này, doanh nghiệp nên đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu tốt.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, doanh nghiệp nên phát triển sản phẩm mới, mở ra thị trường ngách, như những sản phẩm sữa vi chất dinh dưỡng, sữa dinh dưỡng y sinhtrong điều trị bệnh … Đồng thời, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kết hợp đổi mới công nghệ, đầu tư vùng chuyên canh tập trung nuôi bò sữa…

Đặc biệt, các cơ quan chức năng cũng nên kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới để hạn chế việc sử dụng công nghệ lạc hậu, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm….

Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 963 triệu USD các sản phẩm sữa. Trong 3 năm qua, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu từ 250-300 triệu USD các sản phẩm sữa sang 43 nước, trong đó có Mỹ, Pháp, Canada. Mới đây, Việt Nam ký Nghị định thư chuẩn bị xuất khẩu các sản phẩm sữa sang Trung Quốc vào tháng 9 tới.

 

TS. Vũ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội sữa Việt Nam lưu ý, doanh nghiệp sữa muốn giảm giá thành sản phẩm cần cải tiến sản xuất, tổ chức lại lao động, tăng năng suất. Muốn cạnh tranh tốt, doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành.

Theo vov.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm