Hiệp định CPTPP

Trung Quốc cảnh giác khi ông Trump muốn tái gia nhập CPTPP

Giữa lúc căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố Mỹ có thể sẽ quay lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hay còn gọi là TPP-11.

Australia chính thức phê chuẩn hiệp định CPTPP / Giá vàng hôm nay 18/10: Kỷ lục nước Mỹ, tăng sức mạnh vàng treo cao

Tổng thống Donald Trump hôm 14.4 bất ngờ tuyên bố ông đang xem xét việc tái gia nhập CPTPP ẢNH: REUTERS

Tổng thống Donald Trump hôm 14/4 bất ngờ tuyên bố ông đang xem xét việc tái gia nhập CPTPP ẢNH: REUTERS

Ngoài ý định muốn tái gia nhập CPTPP, ông Trump còn muốn theo đuổi thỏa thuận song phương với Nhật Bản và những nước khác trong khu vực. Triển vọng này khiến các chuyên gia của Trung Quốc lo ngại, theo South China Morning Post.
TPP (thỏa thuận tiền thân của CPTPP) không bao gồm Trung Quốc. Hiệp định này được hình thành để xóa bỏ các rào cản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời ngăn chặn sức ảnh hưởng ngày càng tăng về ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. Mặc dù Bắc Kinh cho biết họ có thái độ tích cực đối với bất kỳ thỏa thuận nào minh bạch, cởi mở và có khả năng duy trì tự do thương mại, nhưng họ không khỏi lo ngại trước tác động của TPP.
“Các quy tắc của TPP có thể giúp Trung Quốc mở cửa nền kinh tế trong các lĩnh vực như công nghệ, thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, hiệp định này là công cụ địa chính trị cho sự tái cân bằng giữa Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương, một điều không hề tốt cho Trung Quốc”, He Weiwen, cựu cố vấn cho Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, nhận định.
Dù có lý do để lo lắng về việc Mỹ muốn tái gia nhập TPP, nhưng ông Huo Jianguo, cựu giám đốc bộ phận nghiên cứu của Bộ Thương mại Trung Quốc, lại cho rằng Bắc Kinh chưa cần phải đưa ra chính sách đối phó vào lúc này.
“Chúng ta nên tập trung vào việc ổn định nền kinh tế và mở cửa để đảm bảo rằng thị trường Trung Quốc vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Huo nói.
Được biết Trung Quốc đang theo đuổi các cuộc đàm phán để thúc đẩy việc thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một đề xuất thương mại tự do giữa các nước ASEAN và sáu đối tác bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Theo ông He, RCEP có tính bao hàm hơn TPP và có thể mở đường cho các cuộc đàm phán lớn hơn về thương mại tự do trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Song, dù sao đi nữa việc ông Trump thay đổi thái độ trong thương mại đa phương là một tín hiệu tích cực. Yorizumi Watanabe, giáo sư chính trị và kinh tế quốc tế tại Đại học Keio ở Tokyo, nói rằng Nhật Bản chắc chắn sẽ hoan nghênh sự trở lại của Mỹ và Nhật Bản đã nỗ lực hết sức để đưa Mỹ quay lại TPP.
“Ông Trump cuối cùng cũng đã nhận ra giá trị địa chính trị của TPP khi đối đầu với Trung Quốc, ông Watanabe nói.
Theo thanhnien.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm