Xã hội

Hội nghị chuyên đề Rome IV - Chuẩn đoán và điều trị rối loạn tiêu hóa của trẻ em

(DNVN) - Ngày 13/8, Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức Hội nghịkhoa học với chuyên đề “ROME IV – Tiêu chuẩn mới trong chẩn đoán và điều trị các rối loạn tiêu hóa của trẻ em” với sự đồng hành của nhãn hàng Friso (thuộc công ty FrieslandCampina Việt Nam).Hội nghị được tổ chức vào ngày 12/08/2017 tại Hà Nội và 13/08/2017 tại TP.HCM.

Hội nghị lần này là sự tiếp nối các tiêu chuẩn của ROME IV đã được ứng dụng tại Việt Nam năm 2016 và tiếp tục cập nhật các tiêu chuẩn mới trong chẩn đoán các rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thay cho các tiêu chuẩn thực thể lâm sàng được dựa theo kinh nghiệm trước đó. Đồng thời,hội nghị cũng  giới thiệu công nghệ LockNutri­TM của nhãn hàng Friso trong việc bảo vệ tối ưu cấu trúc đạm gần với trạng thái tự nhiên để giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn, nhờ đó, trẻ sẽ khỏe mạnh từ bên trong để thỏa sức khám phá và học hỏi thế giới thiên nhiên bên ngoài.

GS. M.A Benninga - Chuyên ngành tiêu hóa Nhi khoa Hà Lan trình bày tại hội nghị.

Hội nghị khoa học ROME IV năm nay có sự tham dự của GS.TS. Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, P.GS, TS. Khu Thị Khánh Dung – Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam. Đặc biệt, tham gia hội nghị còn có GS. Marc Benninga, chuyên ngành tiêu hóa Nhi khoa củaHà Lan cùng hàng trăm khách mờilà các chuyên gia y tế, bác sỹ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoatại Việt Nam.

Tiếp nối thành công của tiêu chuẩn chẩn đoán đầu tiên ROME I (1989), ROME II (1999), ROME III (2006) và ROME IV (2016), ROME IV năm nay có những thay đổi chính bao gồm: các tiêu chuẩn đã được điều chỉnh, bổ sung các phần về ảnh hưởng của dinh dưỡng protein đến tiêu hóa; ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị táo bón ở trẻ; khái niệm mới về khoa học và thiên nhiên trong việc cải thiện tình trạng tiêu hóa, dinh dưỡng trẻ nhỏ.

Hội nghi thu hút sự quan tâm của các y bác sĩ đầu ngành Nhi khoa.

GS.TS. Nguyễn Gia Khánh – Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam nhận định, rối loạn tiêu hóa chức năng dạ dày ruột ở trẻ em không gây ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển, hoạt động cơ thể và không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, rối loạn tiêu hóa chức năng dạ dày ruột lại ảnh hưởng nhiều tới quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Cha mẹ mất nhiều thời gian, kinh tế hơn để thăm khám, xét nghiệm, điều trị bệnh cho trẻ; đồng thời ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và quá trình học tập của trẻ. Việc cập nhật thường xuyên các kiến thức mới về chẩn đoán và điều trị cácvấn đề tiêu hóa dinh dưỡng cho trẻ góp phần tìm ra nguyên nhân gây rối loạn chức năng tiêu hóa, từ đó có cách xử lý, điều trị, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa cho trẻ em.

Rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em được xem như một tập hợp các triệu chứng dạ dày ruột kéo dài hoặc mạn tính tùy theo lứa tuổi trẻ, theo đó hội nghị cũng thảo luận một số nguyên nhân gây rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em. Một trong những nguyên nhân đó chính là thực trạng biến đổi cấu trúc đạm sữa do nhiệt độ cao trong quá trình xử lý, trở thành đạm biến tính gây khó tiêu hóa, táo bón, đầy bụng.

Cũng tại hội nghị, nhãn hàng Friso công bố quy trình LockNutri được ứng dụng trong tất cả dòng sản phẩm Friso. Quy trình này xử lý nhiệt vừa đủ để bảo vệ đạm sữa tự nhiên, giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu dễ dàng. Trẻ trên 2 tuổi sẽ cần nhiều chất đạm để phát triển các bộ phận cơ, da, tóc, hệ thần kinh, hệ miễn dịch… Tiêu thụ các dưỡng chất khó tiêu hóa, đặc biệt là chất đạm, có nguy cơ gây các rối loạn đường ruột và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất của trẻ. Quy trình LockNutriTM sẽ giúp bảo vệ tối ưu cấu trúc đạm gần với trạng thái tự nhiên để giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn, giúp cho quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con trẻ nhẹ nhàng hơn đối với các bậc phụ huynh và cho trẻ một nền tảng sức khỏe hoàn thiện bắt kịp đà tăng trưởng.

 

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:

 Ms. Nguyễn Thị Lập

Công ty FrieslandCampina Việt Nam

Tel: +84 (028) 39 156 256 - Ext.217         

Fax: +84 (028) 39 156 015 
Email: 
lap.nguyenthi@frieslandcampina.com

 

Nên đọc
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo