Thị trường

Hội thảo Quốc tế thúc đẩy tiềm năng to lớn về lâm sản Tre, Luồng

(DNVN) - Trong hai ngày 9- 10/9 tại Khách sạn Lam Kinh; UBND tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Văn phòng dự án rừng và đồng bằng Việt Nam tổ chức “Hội thảo Quốc tế thúc đẩy tiềm năng to lớn về lâm sản Tre, Luồng” thức dậy tiềm năng to lớn, quyết tâm làm giàu, đi lên từ nguồn lâm sản tre, luồng.

Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, cả các ngành chức năng, các huyện có nguồn lâm sản tre, luồng và các doanh nghiệp tiêu biểu sản xuất kinh doanh tre, luồng ở Thanh Hoá về dự.

 Tham gia dự hội thảo về phía Trung ương có đại diện Viện nghiên cứu Lâm sinh, Viện nghiên cứu phát triển vùng, Bộ Khoa học Công nghệ. Về khách quốc tế có đại diện Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USATD), Tư vấn cao cấp, mạng lưới mây tre quốc tế (INBAR), Giám đốc dự án rừng và đồng bằng Vịêt Nam (VFD); Trưởng Đại diện Tổ chức ICRAF.

xfgfg
 Đồng chí Nguyễn Đức Quyền - PCT UBND tỉnh Thanh Hóa trao đổi cùng các đại biểu trong nước và quốc tế.

Cuộc hội thảo diễn ra sôi nổi với nhiều bài tham luận sâu sắc nêu lên tổng quan và giá trị to lớn của nguồn lâm sản tre, luồng trên thế giới, trên đất nước Việt Nam và thực trạng ở Thanh Hoá hiện nay.

Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng to lớn về lâm sản tre, luồng, đứng đầu trong cả nước với diện tích 150.000 ha, trong đó, rừng luồng trồng 71 ngàn ha. Tre, luồng ở Thanh Hoá đã trở thành cây xoá đói giảm nghèo cho hàng chục ngàn hộ dân ở khu vực miền núi, có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT- XH các huyện phía tây của tỉnh.

 Tiềm năng to lớn như vậy, nhưng nhiều năm qua các giải pháp đầu tư phát triển tre, luồng ở đây còn xem nhẹ do đó chất lượng rừng tre, luồng có xu hướng giảm dần. Công nghệ khai thác, chế biển sản phẩm tre, luồng tuy có mở rộng (47 doanh nghiệp) nhưng còn lạc hậu, sản phẩm đơn giản, hạn chế về mẫu mã, chất lượng thấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa chưa vưon lên tầm cao, cạnh tranh xuất khẩu…

Tại hội thảo, các nhà khoa học, các chủ dự án đã tham kiến đưa ra nhiều giải pháp tích cực nâng cao giá trị tre, luồng Thanh Hoá với nhiều dề tài hấp dẫn: nhân giống, phục tráng rừng; xây dựng mô hình hợp tác phát triẻn bền vững tre, luồng tại Thanh Hoá; hợp tác Quốc tế trong chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chế biến tre, luồng,…

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá bày tỏ niềm vui tin tưởng về sự hợp tác quốc tế và sự phát triển lâm sản bằng tre, luồng. Đồng thời đã nêu các giải pháp cụ thể, nhanh chóng hội nhập, phát triển bền vững ngành tre, luồng.

 

Qua hội thảo này, các ngành chức năng, các doanh nghiệp ở Thanh Hoá nêu quyết tâm vào cuộc và đề xuất nhiều giải pháp mong rằng các cấp, các tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm, hỗ trợ nhiều mặt để Thanh Hoá phát triển, thức dậy tiềm năng to lớn về lâm sản tre, luồng với chiến lược phát triển dến năm 2020 thâm canh 30.000 ha tre, luồng, năng suất 4.000 cây/ha, sản lượng khai thác 40 triệu cây/năm. Năm 2030, thâm canh đạt 57.000 ha. Sản lượng khai thác 77 triệu tấn/năm.

Từ sản lượng tre, luồng trên, năm 2020 Thanh Hoá phấn đấu có 5 nhà máy sản xuất tre, luồng với công suất 70.000 tấn/năm và có hệ thống doanh nghiệp vệ tinh cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy doanh thu 3.500- 4.000 tỷ/năm. Năm 2030 phát triển lên 10 nhà máy sản xuất tre, luồng và hệ thống 180-200 doanh nghiệp vệ tinh, doanh thu đạt 9.000-10.000 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 4.000 lao động, mức thu nhập 3- 6 triệu đồng/người/tháng.

Đồng thời với sản xuất công nghiệp Thanh Hoá đầu tư củng cố và nâng cấp 50-55 doanh nghiệp sản xuất luồng thủ công mỹ nghệ, phấn đấu đạt 100 triệu USD; giải quyết việc làm cho 6.000 lao động và có mức thu nhập gấp đôi hiện nay.

NPV Thanh Hóa
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo