Hơn 1/5 mỹ phẩm bán chạy chứa nhiều kim loại nặng
Theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, hàm lượng thủy ngân trong mỹ phẩm không được vượt quá 1 phần 1 triệu. Tuy nhiên, hàm lượng thủy ngân trong 23% mẫu mỹ phẩm được khảo sát vượt tiêu chuẩn cho phép từ 18 đến 44.000 lần.
Các tình nguyện viên của 11 tổ chức phi chính phủ lựa chọn ngẫu nhiêu 477 mẫu mỹ phẩm làm trắng da và giảm tàn nhang trên 10 thành phố ở Trung Quốc để kiểm tra hàm lượng kim loại nặng bằng phổ huỳnh quang tia X. Các mẫu được lựa chọn khác nhau về giá cả và kênh phân phối, từ cửa hàng trực tuyến tới cửa hàng truyền thống. Nhiều sản phẩm được mua từ các chợ bán buôn.
“Kết quả kiểm tra khiến tôi rất sửng sốt. Chúng tôi thấy rằng lượng kim loại nặng trong mỹ phẩm không liên quan gì đến giá cả”, Joseph DiGangi, cố vấn khoa học cao cấp của Tổ chức quốc tế về loại bỏ các chất gây ô nhiễm dai dẳng (International POPs Elimination Network), một trong những người tổ chức cuộc khảo sát, nhận xét.
Nhiều mẫu mỹ phẩm có lượng kim loại nặng cao lại in trên vỏ hộp các từ ngữ gây hiểu nhầm như “thảo dược” hay “Đông y”. Khoảng 20 trong số 112 sản phẩm chứa ít nhất 3 loại kim loại nặng, gồm thủy ngân, chì và thạch tín. Không sản phẩm nào trong số này thông báo có sử dụng kim loại nặng trong hướng dẫn sử dụng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thủy ngân trong mỹ phẩm có thể gây tổn hại thận, gây chán nản, lo lắng, rối loạn đầu óc, giảm miễn dịch và nhiều rối loạn khác.
Ông Hao Fengtong, Trưởng khoa Chống độc và các bệnh nghề nghiệp ở Bệnh viện Bắc Kinh Chaoyang, nói rằng tình trạng nhiễm độc chì không phải lúc nào cũng mất nhiều năm hoặc nhiều tháng mới xảy ra. “Tôi đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ngộ độc thủy ngân sau khi sử dụng kem làm trắng da và giảm tàn nhang chỉ trong khoảng 1 tháng”, ông Hao nói. “Một lý do là các sản phẩm đó chứa quá nhiều thủy ngân. Nguyên nhân khác là do người tiêu dùng sử dụng quá nhiều sản phẩm, từ kem bôi ban ngày, ban đêm, tới tinh chất”.
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng chỉ có thể có làn da sáng hơn trong một thời gian nhất định. Tình trạng của da liên quan môi trường sống và sự trao đổi chất. Vì thế, phụ nữ không nên tin vào mỹ phẩm một cách mù quáng. Ông Hao khuyên người tiêu dùng nên hài lòng với làn da tự nhiên của mình và không sử dụng mỹ phẩm làm trắng da và giảm tàn nhang.
Mỹ phẩm là một trong những ngành công nghiệp phát triển rất nhanh những năm gần đây, và các sản phẩm làm trắng da được người tiêu dùng châu Á mua nhiều nhất vì họ cho rằng da trắng sáng mới là đẹp.
Bộ Y tế Trung Quốc có kế hoạch rút 38 loại phụ gia thực phẩm khỏi thị trường. Nhiều loại phụ gia được dùng trong bánh, kẹo, thịt hộp, trái cây… nhằm làm giữ cho chúng tươi lâu, trông đẹp mắt và có vị thơm ngon. Các chuyên gia y tế đề nghị cơ quan chức năng truy quét việc sử dụng phụ gia trái phép và quy định chặt chẽ hơn về hàm lượng của chúng trong thực phẩm. Dư luận vẫn lo ngại về an toàn thực phẩm ở Trung Quốc, kể từ vụ bê bối sữa nhiễm melamine năm 2008 và việc nông dân tỉnh Hà Nam dùng chất cấm clenbuterol trong chăn nuôi lợn bị phát hiện hồi tháng 3-2011. |
Theo Tiền Phong/China Daily
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này